Mọi sự sau đó rõ ràng hơn. Vào giờ châu Á sáng thứ Hai, trước khi đồng Bảng rơi tự do thì đồng EUR đã chịu áp lực. Cặp EURUSD rớt khoảng 350 pips, rồi đi ngang. Từ đó sân khấu chính mới nhường lại cho GBP và thị trường chứng kiến đồng tiền này mất 500 pips chỉ trong vòng vài tiếng.
Cùng trong thời gian GBP bị bán, lợi suất trái phiếu Mỹ cũng tăng mạnh (đồng nghĩa với giá giảm xuống):
Như vậy, lực bán vẫn diễn ra tại các đồng tiền và lớp tài sản khác, trước khi traders quay trở lại tập trung vào GBP. Có vẻ như ai đó tại châu Á cần bán tài sản. Việc các lớp tài sản có correlation cao thường là dấu hiệu của một giai đoạn thanh khoản giảm sút. Lần gần nhất chúng ta thấy hiện tượng này là vào tháng 3/2020, khi tất cả các tài sản bị bán tháo và circuit break liên tục bị dừng. Chúng ta sẽ quay trở lại đề tài này sau.
Trong thời gian này, một vài non-voter trong Fed thể hiện thái độ thận trọng với đà tăng rate quá nhanh: Chicago Fed Evans (không có quyền bỏ phiếu) e ngại rằng Fed có thể hành động quá mạnh. Thái độ này có phần được chia sẻ bởi một thành viên không có quyền bỏ phiếu khác là Minneapolis Fed Kashkari rằng tại một thời điểm nào đó Fed sẽ phải nghĩ đến chuyện phải dừng lại (the Pause). Nhưng những người có quyền bỏ phiếu trong FOMC vẫn rất cứng rắn. Cleveland Fed Mester cho rằng chính sách tiền tệ phải duy trì ở mức hạn chế trong thời gian dài hơn để đảm bảo rằng kì vọng lạm phát không gia tăng trở lại.
CDS cho trái phiếu Anh tăng vọt. Lợi suất trái phiếu 10 năm của chính phủ Mỹ vượt lên trên mức 4%. Cách đây hơn một năm, nó mới chỉ khoảng 1.5%.
Với đà bán tháo kể từ giữa tháng Tám trở lại đây, một số thị trường đã có mức đáy mới, chẳng hạn như US equities. Các tài sản trông đã rất oversold (bond, equities, FX etc), hoặc overbought (USDX). Trong tình hình như vậy, điều cuối cùng các chú bears muốn nghe là các interventions từ phía chính phủ. Chưa có động thái nào của IMF nào ngoại trừ việc họ nói rằng sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình, và khuyến nghị UK không nên có các chính sách tài khóa mâu thuẫn với chính sách tiền tệ. Fed cũng tuyên bố rằng sẽ theo sát tình hình tại Anh. Nước Anh có hậu thuẫn phía sau.
******
Ngày 302 trước R-day, Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố mua trái phiếu dài hạn với định mức 5 tỷ bảng mỗi ngày trong vòng 13 ngày. Đồng thời BOE cũng tạm thời tạm hoãn kế hoạch bán tài sản (trái phiếu). Lập tức các thị trường phản ứng, US 10yr giảm mạnh từ mức trên 4% xuống còn 3.7%. Thị trường bond đi trước, equities theo sau. Đồng USD giảm giá 1.3%. Không biết các chính phủ hay các central banks có kế hoạch gì sau 13 ngày này không, nếu không thì thị trường cũng sẽ quay trở đà bán. Nhưng ít nhất, động thái ngắn hạn này chắc chắn sẽ squeeze những chú bears hăm hở tiến quá sâu. Đây có thể là một điểm xoay chiều của các thị trường.
Anh bảo tôi:
- Mua có chọn lọc.