Tiểu thuyết về một cuộc khủng hoảng
Tiểu thuyết về một cuộc khủng hoảng

Tiểu thuyết về một cuộc khủng hoảng

Tuần 307 ngày trước R-day:

Tâm lý thị trường đang trở nên rất nặng nề, ai cũng bearish vì những diễn biến càng ngày càng xấu đi, nhưng không ai biết trước tình hình sẽ trở nên thế nào, mặt trận nào sẽ nổ ra tiếng súng đầu tiên. Nhiều người nghĩ rằng súng sẽ nổ ở mặt trận châu Âu, nhưng chả ai biết chắc được. Tất cả những gì cần phải làm là discount từng sự kiện một. Trong tuần FOMC sẽ họp, ngoài quyết định rate hike, thị trường chăm chú xem những người liên quan sẽ nói gì, đặc biệt là Fed Chairman. Trong một buổi gặp mặt tại Jackson Hole vài tuần trước, ngài Chủ tịch đã có một bài phát biểu ngắn đến sửng sốt, chỉ dài có tám phút. Kể từ sau tám phút ấy, thị trường trái phiếu thực sự xác nhận rằng nó đã sai. Rất rất sai.

Dù có một số ước tính khả dĩ về mức tăng 100 điểm, khả năng này thấp hơn. Cuối cùng Fed tăng 75 điểm cơ bản, lên mức 3%-3.25%. Mặc dù mức tăng điểm này đã được dự báo trước, giọng điệu cứng rắn của ông Chủ tịch chỉ làm thị trường thêm lo lắng. Fed cho rằng FFR sẽ còn tăng khoảng 100 tới 125 điểm cơ bản, lên mức khoảng 4.1%-4.4% vào cuối năm, tăng gần 1% so với lần dự báo trước đây của chính họ. Cơ bản thông điệp là sẽ giữ lãi suất “higher for longer”. Đáng chú ý, một số điểm kì cục trong dự đoán của Fed, về mức độ không phù hợp giữa kì vọng về lạm phát rớt về mức kì vọng trong khi unemployment chỉ tăng nhẹ lên mức 4.5%. Trong hai ngày họp, DJIA giảm 630 điểm, tương đương 2.1%, xuống mấp mé trên 30,000 điểm còn lợi suất trái phiếu 10 năm tăng nhảy cóc từ mức dưới 3.5% lên 3.7%. Đồng USD tiếp tục tăng giá, và nó cứ tăng đều đặn làm bất kì ai cũng không thấy an tâm.

Giữa lúc ấy UK bước vào sân khấu như một nhân vật chính. Thủ tưởng mới của nước này thông báo một số biện pháp tài khóa, trong đó có cắt giảm thuế, và giảm stamp duties. Bên cạnh đó nước này sẽ áp trần giá điện và giá khí. Dễ hiểu thôi, khi nền kinh tế đang bị tổn thương với doanh nghiệp và các hộ gia đình đều toe toét vì giá năng lượng tăng thì quyết định hỗ trợ này kia là điều dễ hiểu. Chỉ có điều nghe như thế không hỗ trợ đồng Bảng tí nào. Ngay hôm sau, BOE họp và đưa quyết định tăng lãi suất 50bps lên 2.25%, và bắt đầu sẽ QT (bán gilts) vào tháng Mười. Lập tức đồng bảng Anh bị bán tháo. Mới cách đây hơn một tháng, cặp tiền này còn giao dịch ở giá trên 1.20. Bất kì ai nói gì và làm gì ở nước Anh đều làm cho đồng tiền nước này giảm giá. Ngoài ra, Hong Kong, Na Uy và Thụy Sỹ đều tăng lãi suất. Traders cũng bán các đồng tiền này, nhưng nhưng trọng tâm của chiến trường vẫn là nước Anh.

Ngày hôm sau, bộ trưởng Tài chính Anh bình luận một số thứ về cắt giảm thuế má. Bên cạnh việc thị trường bị sốc vì triển vọng BOE sẽ bán ra trái phiếu, bình luận về việc cắt giảm thuế của thống đốc đẩy thị trường bán tháo đồng Bảng Anh, rơi xuống mức 1.1. Cặp tiền này rơi hơn 1000 pips trong vòng một tháng. Với những diễn biến khốc liệt, gần như tất cả các tài sản đều giảm giá: các đồng tiền mất giá, trái phiếu mất giá và cổ phiếu cũng mất giá nốt. Bỗng nhiên các lớp tài sản đều biến động một chiều: điển hình của thị trường đang rối loạn. Với giá tài sản bốc hơi nhiều như thế, sớm muộn cũng có vài tay chơi bị margin call, liệu có Archegos nào khác sắp lòi ra không? Thị trường bắt đầu đánh giá xem công ty tài chính nào sẽ rụng. Citigroup giảm tín dụng với các công ty quản lý tài sản. Trong khi đó, Credit Suisse đang chủ động tìm cách huy động vốn. CDS của công ty này gia tăng mạnh. Người ta bắt đầu hỏi Credit Suisse liệu sẽ là Lehman Brothers hay không?

Phiên thứ Sáu, cable tiếp tục rớt về xuống dưới mức 1.10. Cổ phiếu DJIA rớt thêm gần 500 điểm, phá vỡ mức 30,000 điểm. Ai thèm quan tâm đến mức giá tròn? Tất cả đều phải bán tài sản. Dầu WTI rớt 5.7%. Nhưng rồi thị trường cũng đóng cửa. Phù.

******

Tôi bước ra ngoài. Như lơ đễnh, anh vẫy tay tới tôi. Thế là chúng tôi tới quán bar không xa văn phòng.

– Thật là một tuần dài. Tôi nói.

– Ừ – Anh cười nhẹ nhìn tôi như diễu cợt – Mới chỉ là bản dạo đầu thôi. Tất cả mới chớm thôi.

– Thật tuyệt vời phải không?

– Ừ, tao cảm giác như được sống lại năm 2007. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy máu đổ.

******

Đêm chủ nhật, thị trường châu Á mở cửa và điều không tin nổi đã xẩy ra. Trong một thị trường rất thanh khoản như FX và với một cặp tiền chính như cable, GBP đã rơi tự do. Nó rơi xuống 1.08. Rồi từ 1.08, nó rơi tiếp 500 pips xuống 1.03 mà hầu như không có bid. Người mua sợ quá trốn sạch hết. Giống y như mùa đông năm 2008, khi traders đã gần đi nghỉ Giáng Sinh hết, thanh khoản xuống rất thấp. Khi ấy, các cặp tiền đều rơi tự do so với USD. Thanh khoản gần đến Giáng Sinh thấp đến mức mà bạn có thể nhìn thấy từng lệnh một, mỗi lệnh kéo các cặp rơi vài chục pips.

What the fuck is going on?

******

Tôi thấy tin nhắn.

Anh hỏi:

– Mày có thấy gì đang diễn ra không? Welcome to another crisis. Chào mừng đến với một cuộc khủng hoảng mới. Chúng ta kiếm tiền thôi.

Eurozone’s July Current Account deficit reached EUR19.90 bln (expected surplus of EUR5.30 bln; last surplus of EUR4.20 bln).