Tiểu thuyết về một cuộc khủng hoảng: Tuần tới ngày 293 trước R-day
Tiểu thuyết về một cuộc khủng hoảng: Tuần tới ngày 293 trước R-day

Tiểu thuyết về một cuộc khủng hoảng: Tuần tới ngày 293 trước R-day

Vào ngày thứ Hai, traders nhìn trong kinh hãi vì 5yr CDS của CS tăng tiếp, từ 250 lên 321 bps, rồi phi lên 355 bps, tăng 105 điểm từ mức đóng cửa ngày thứ Sáu tuần trước. Có một cái gì đấy với CS mà thị trường đang price in. Một số thanh niên trẻ nhìn vào book của CS, hay một số thứ khác, chả hạn như các indicators về credit stress và nói, “ồ tình hình vẫn đẹp lắm.” Thế nhưng cá mập vẫn đang lởn vởn quanh CS vì ngửi thấy mùi máu.

Sau khi thấy rủi ro tại CS gia tăng, các khách hàng bắt đầu rút tiền khỏi CS. Một số trung niên đến từ Singapore hay Trung Đông cần move assets trị giá vài chục triệu bị bảo vệ nhắc nhở, bảo là phải xếp hàng. Và hàng thì dài lắm.

Sau CS, CDS cho các khoản nợ của Deutsche Bank và UBS cũng gia tăng mạnh.

******

Để đáp ứng các lệnh gọi ký quỹ, các quỹ hưu trí tại Anh đã phải bán tài sản, trước hết là các tài khoản có thanh khoản. Sau khi bán những tài khoản dễ thanh khoản, các quỹ tuyệt vời này phải tìm cách bán các tài sản kém thanh khoản hơn, chả hạn như các private credit, private equity etc. Đây là cơ hội tốt nếu discount đủ lớn, và Goldman thể hiện ý muốn mua tài sản của các quỹ tuyệt vời này, tất nhiên, với giá bán rẻ mạt. Nếu chúng ta dừng lại một chút, ta sẽ thấy một điều đáng mỉa mai. Ngành bảo hiểm và các quỹ hưu trí dạng này từ lâu phàn nàn là lợi suất quá thấp (thậm chí âm). Môi trường tốt cho ngành này là một lãi suất cao tương đối. Vì lãi suất quá thấp hoặc âm dẫn đến các quỹ này gặp khó khăn trong việc phải đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, bằng cách này nọ họ phải thích nghi. Quái quỷ thay, những gì họ làm để thích nghi đã quay trở lại hành hạ trong khi lãi suất tăng trở lại, đúng môi trường mà trước đây họ ao ước.

(Lý Tầm Hoan nói:

– Trước kia có nhiều người cứ mong chờ thị trường quay trở về 700 điểm để mua cổ phiếu giá rẻ.

– Thế còn bây giờ?

Ánh mắt Lý Tầm Hoan chợt dàu dàu:

– Bây giờ thì số người ấy đã chết cả rồi.)

Một số nhà quản lý tài sản, trong đó có Blackrock và Schroders đã hạn chế khách hàng rút tiền tại các quỹ bất động sản. Mortgage tăng cao thế, giá nhà đang giảm thế, mày đi rút tiền thì tao có chạy lên quận để lấy tiền trả à. Câu chuyện đại ý thế.

******

Nhưng tuần này là một tuần bận rộn của các chính trị gia. Nước Anh đã tuyên bố sửa lại chính sách về thuế, trong đó hủy bỏ kế hoạch giảm thuế cho người có thu nhập cao. Không giảm thuế có nghĩa là không giảm nguồn thu cho chính phủ, giảm thâm hụt thì sẽ tốt cho đồng GBP. Thế cho nên đồng GBP hồi phục. Quá bực mình vì mình bị biến thành trò hề khi tung ra một gói kích cầu rất tâm huyết mà hóa ra lại bị thị trường lạnh nhạt, bộ trưởng tài chính Anh tuyên bố “tất cả các lỗi lầm là do bọn Fed hết. Lãi suất cao trên toàn cầu là do chúng nó hết.” Chứ chả không, trong điều kiện bình thường thì ai chả thích giảm thuế, thế mà bây giờ mình đi giảm thuế thì bị chúng nó chửi te tua. Tất cả là tại bọn Fed. Ngoài ra thì Sky News đăng tin rằng ông này van xin các nhà tài phiệt đừng bán khống đồng Bảng Anh. Nghe thế hơi phiền muộn, nên sau bộ Tài chính nước này phủ nhận tin nói trên.

Nhưng không chỉ Bộ trưởng tài chính Anh, giám đốc điều hành IMF cũng chỉ ngón tay vào Fed “Fed phải có trách nhiệm để suy xét ảnh hưởng của các chính sách của họ lên toàn cầu.” Chưa hết, đến Liên hiệp quốc cũng kêu gọi Fed và các ngân hàng trung ương khác ngừng tăng lãi suất, không thì toàn cầu sẽ suy thoái mất.

Khi cả thế giới ồn ào thì Mỹ không thể nào im lặng được. Tại Mỹ, phát ngôn của Nhà trắng tuyên bố “Các công ty năng lượng cần hạ giá bán lẻ xuống!”. Vài ngày sau, khi OPEC quyết định cắt sản lượng 2 triệu thùng thì Biden nổi đóa lên “Á à, chúng mày theo phe Nga!” Tổng thống Mỹ căng thẳng cũng phải thôi, vì sắp đến mid-term, mà tại California, giá xăng đang trở lại gần với thời kì đỉnh cao. Ồ, đấy là còn chưa kể Tổng thống Belarus tuyên bố cấm tất cả các hoạt động tăng giá (đồng nghĩa với việc cấm lạm phát tồn tại!!)

******

Với tất cả những ồn ào, DJIA hồi phục 765 điểm lên xấp xỉ 29,500 điểm. Ngày kế tiếp nó hồi phục 825 điểm lên 30,300 điểm. Tổng cộng trong hai ngày, thị trường hồi phục 6%. Cũng ngoạn mục y như khi đồng GBP rơi tự do khoảng vài ngày trước, đồng tiền này tăng gần 1000 pips, từ mức thấp nhất 1.03 lên 1.13 chỉ trong vòng vài ngày. Gilt yield giảm xuống. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm xuống còn khoảng 3.6%. Trước đợt hồi phục của các thị trường tài sản này, 10yr yield ở mức sát 4%.

******

Fed Cleveland Mester (voter) phát biểu rằng bà thấy lạm phát rất dai dẳng, và rằng các thị trường đang bị “thắt chặt” hơn, nhưng đây là hệ quả tất yếu của việc lãi suất tăng. Bà cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường không functioning properly. Vì thế, không có một căn cứ nào để giảm tốc độ tăng lãi suất. Bà thậm chí còn thêm vào rằng theo bà nghĩ, sẽ không có rate cut nào trong năm 2023. Fed Waller (voter) phát biểu rằng ông này sẽ không cân nhắc việc chậm lại hoặc ngừng tăng lãi suất kể cả vì các lo ngại về sự ổn định tài chính. Fed New York Williams (voter) thì cho rằng các quyết định của Fed có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng trọng tâm của chính sách của Fed là tại Mỹ. Điều này hàm ý rằng Fed sẽ tập trung vào chống lạm phát tại Mỹ hơn là đi quan tâm đến các diễn biến xấu đi trên thị trường nước ngoài. Thông điệp gần đây đã rõ, Fed sẽ tiếp tục thắt chặt, mặc mẹ thế giới (1). Lúc này kì vọng chung là Fed sẽ tăng 125 điểm cơ bản trong hai cuộc họp kế tiếp.

Tại thị trường Mỹ, số lượng việc làm mới thì đã giảm, nhưng số lượng Jobless Claims seasonality adjusted thì vẫn rất thấp so với các năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp, thay vì tăng lên, thì lại giảm xuống từ 3.7% trong tháng Tám xuống còn 3.5% trong tháng Chín.

*****

Vì vậy thị trường coi đợt hồi phục này chỉ là một cú bear market rally khác. Tất cả đều biết là nó không bền và ai cũng ra sức chờ hồi phục để mà bán. Fitch đánh tụt hạng triển vọng của trái phiếu chính phủ Anh từ Ổn định xuống Tiêu cực. Đồng GBP giảm từ 1.13 xuống còn 1.11, mất 200 pips, còn Gilt yield tăng trở lại. Lợi suất trái phiếu 10yr g-bond Mỹ bật trở lại từ mức thấp nhất 3.6% lên sát 3.9%, cách không xa đỉnh cũ. Thị trường cổ phiếu bị bán trở lại. Trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu, DJIA mất tổng cộng khoảng 1000 điểm.

Đợt hồi phục lụi tàn.

******

Có một tin tốt. Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ tuyên bố sẽ theo dõi sát sao tình hình tại CS. Ngày thứ Sáu, 293 ngày trước R-day, CS đã sắp xếp để bán khách sạn Savoy tại Zurich với giá đâu đấy khoảng CHF 400mn. Giá cổ phiếu tăng điểm sau khi CS bán tài sản.

Anh bảo

– Bây giờ không phải là 2008, bây giờ mới chỉ là cuối 2006 đầu 2007, nên chắc CS chưa vấn đề gì. Chuyện bao giờ cũng thế thôi: cú đánh đầu tiên không bao giờ giết được nó cả. Nó sẽ trỗi dậy. Nhưng sau đấy lại yếu dần và chịu các đợt tấn công kế tiếp. Nhưng dù sao thì tao nghĩ SNB cũng sẽ can thiệp. Mày nên đọc quyển the House of Cards của Williams Cohan viết về giai đoạn Bear đang giẫy chết thì thấy nó thảm hại thế nào. Giai đoạn hiện nay rất hợp để đọc những quyển như thế này.

******

Tại một thị trường hạ giới kứt ngựa, tin bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch của Vạn Thịnh Phát đã bị bắt. Những tin tức về việc tập đoàn này bị thanh tra cứ quay đi quay lại, và rồi thì mọi thứ đã khép xuống. Lập tức có bank run tại SCB, ngân hàng được sáp nhập bởi hai ngân hàng khác là Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Bạn biết đấy, khi bạn trộn ba đống kứt nhỏ vào nhau thì bạn sẽ có một đống kứt to hơn, nhưng nó vẫn là kứt. Bạn biết rằng nó quá thối nên thôi cứ giấu nó trong một góc – too big to fail. Nhưng cuối cùng the shit hits the fan.

Tâm lý thị trường rất bi quan.

******

Anh bảo:

– Quả long dựa trên thesis về cái rebound của tao không ăn thua. Nhưng may mà bây giờ tao quay trở lại giữ vị thế short. Có lẽ tốt hơn là chờ hồi phục mà bán thì tốt hơn là chờ quá oversold để mua vào rebound.

Chú thích:

1. Vào những năm 1970s, một quan chức của chính phủ Mỹ đã nói “đồng USD là đồng tiền của chúng tao, nhưng lại là vấn đề của chúng mày.”