Tháng 10/2003, xuất hiện một tin đồn rằng ông Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt của ngân hàng ACB đã bỏ trốn. Tuy nhiên, ngân hàng không chú ý đến việc đính chính tin đồn này. Trải qua ngày cuối tuần, đến thứ Hai ngày 13/10, tin đồn lan rộng và có làn sóng đến rút tiền tại ACB. Ngày thứ Ba 14/10, số lượng người đến rút tiền rất đông tại trụ sở của Ngân hàng tại đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (quận 1).
Lo sợ làn sóng bankrun sẽ gây phá sản ngân hàng ACB và có hiệu ứng lan truyền, dẫn đến đổ vỡ hệ thống ngân hàng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có mặt tại trụ sở Ngân hàng ACB để trấn an. Ông Thiệt, đeo bảng tên và ảnh, cho minh chứng rằng tin đồn về ông bỏ trốn là thất thiệt. Lượng người rút tiền quá đông, và ngân hàng mở cửa để trả tiền cho khách hàng tới 8:30 tối ngày 14/10. Trong ngày 14/10, SBV đã chuyển cho ACB 500 tỷ đồng, và ngày 15/10 chuyển thêm 450 tỷ đồng. Không rõ số dư huy động của ACB trong thời điểm đó là bao nhiêu.
Sau khi nhận được các thông tin trấn an, cũng như lượng tiền được hoàn trả đầy đủ, lượng người rút tiền đã chấm dứt vào ngày 16/10.
Để trấn an người gửi tiền, một buổi phỏng vấn đã được thực hiện bởi VnExpress với ông Lê Đức Thúy và Phạm Văn Thiệt. Trong số các câu hỏi, một câu đáng chú ý là khi khách hàng rút vàng (lúc này được huy động vàng) thì sẽ được nhận lại vàng hay nhận tiền. Ông Thiệt trả lời rằng: “Trong hoạt động của mình NH nhận tiền gửi của khách hàng để cho vay, nếu có nhu cầu rút vàng trong thời điểm hiện tại thì sẽ được quy đổi sang tiền đồng theo tỷ giá hiện tại để tiện việc rút tiền.”
******
Năm 2022 diễn ra với các đợt thanh lọc hệ thống tài chính để có một cơ sở hạ tầng tốt hơn cho nhu cầu vốn của nền kinh tế. Liên quan đến các hoạt động phi pháp trên thị trường chứng khoán, Trịnh Văn Quyết đã bị bắt. Một số nhân vật thao túng giá trên thị trường cổ phiếu, như chủ tịch của Louis Holdings (why the name?) Đỗ Thành Nhân và những người cộng sự (trong đó giám đốc công ty môi giới Trí Việt) bị bắt. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong mảng phát hành riêng lẻ, diễn ra thiếu sự overseeing của regulators cũng được chấn chỉnh lại, với việc sửa đổi thông tư 153 thành thông tư 65 mang hướng xiết chặt trách nhiệm của người phát hành trái phiếu (công ty vay nợ), các bên liên quan (tư vấn, bảo lãnh phát hành, phân phối trái phiếu etc.) cũng như với tiêu chuẩn của người mua (phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, với các quy cách khắt khe hơn). Chủ tịch Tân Hoàng Minh đã bị bắt vì các vi phạm khi phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Sau các buổi bắt bớ diễn ra, thị trường cổ phiếu rúng động và nhà đầu tư liên tục không hiểu được phạm vi của cuộc điều tra diễn ra tới đâu. Bên cạnh một số tên khác, cái tên Vạn Thịnh Phát (VTP) và Trương Mỹ Lan nổi lên. Vạn Thịnh Phát được cho là một cổ đông lớn nhất của ngân hàng Saigon Commercial Bank (SCB), ngân hàng được hình thành từ sáp nhập của ba ngân hàng yếu kém: Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và SCB. Trước khi sáp nhập, vào năm 2010 Ngân hàng Tín Nghĩa và SCB có mức ROA là 6%o (sáu phần nghìn). Ngân hàng Đệ Nhất không có dữ liệu về lợi nhuận sau thuế, nhưng dữ liệu về lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này cũng cho một con số yếu kém tương tự. Ngân hàng sau sáp nhập, tính tới Q2 2022, có tổng tài sản VND760Tn, đứng thứ Năm trong hệ thống ngân hàng, sau Agribank, BIDV, Vietinbank, và VCB, và chiếm khoảng 5.2% tài sản của toàn hệ thống. Tuy nhiên, mức ROA của SCB đạt 0.17% trong năm 2021, so với mức trung bình cả ngành ngân hàng là 1.24% hay 0.99% của trung bình bốn ngân hàng lớn nhất (về mặt tài sản). Tài sản của SCB phần nhiều là không sinh lời.
Từ tháng 1/2022, cùng với làn sóng bắt bớ trên thị trường cổ phiếu, tin đồn về việc Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan nổi lên, rồi âm ỉ. Tuy nhiên, trong vòng một tuần từ 3-7/10/2022, tin đồn lại rộ lên. Vào ngày thứ Sáu 7/10/2022, tin ra rằng ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đột ngột qua đời khi mới 50 tuổi do đột quỵ. Đáng chú ý, tin đồn cho rằng công ty chứng khoán này có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Một cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của Vạn Thịnh Phát, ông Hồ Bửu Phương (50 tuổi) là cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Người ta nghi ngờ rằng Vạn Thịnh Phát là một cổ đông lớn tại TVSI, và ông Tiến Thành đã đột quỵ có lẽ do liên quan đến VTP.
******
Tin đồn nổi lên rằng bà Lan đã bị bắt. Thị trường bị bán tháo liên tục trong những ngày cuối tuần. Ngày 6/10/2022, VN-Index mất xấp xỉ 30 điểm (-2.7%). Ngày kế tiếp, VN-Index rớt 39 điểm (-3.6%). Đến sáng thứ Bảy 8/10/2022, thông tin chính thức rằng bà Lan đã bị bắt, cùng với một số đồng phạm, trong đó đáng chú ý là Trương Huệ Vân, cháu gái của bà Lan. Người còn lại là ông Hồ Bửu Phương, cựu chủ tịch TVSI kia. Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan vào ngày 7/10. Thông tin cho thấy rằng công ty này đã phát hành lượng trái phiếu lên đến VND25Tn với nhiều vi phạm. Tập đoàn Tân Hoàng Minh trước đây phát hành số lượng trái phiếu 10,000 tỷ, số tiền này buộc phải trả lại cho nhà đầu tư (người mua trái phiếu) và đã không thể đáp ứng nổi thanh khoản.
Vụ bắt bớ bà Trương Mỹ Lan và các đồng phạm ngay lập tức đã dẫn đến làn sóng bank run tại Ngân hàng vào chiều thứ Sáu 8/10/2022. Bank run diễn ra mạnh hơn vào thứ Bảy 9/10/2022, sau khi thông tin đã lan tỏa và vào ngày nghỉ mọi người đi rút tiền. Lượng khách rút tiền đông nghẹt tại tất cả các địa điểm chi nhánh của SCB. Lượng khách đến chờ được phát tích-kê chờ đến lượt gọi tên. Tại một số điểm gửi tiền, một số ngân hàng đã cử người đến để kéo khách hàng về. Điều này đặt trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước mới quyết định tăng trần lãi suất huy động 100bps lên mức 5% cho kì hạn dưới 3 tháng, tạo ra cuộc đua về lãi suất và thanh khoản. Một trong những ngân hàng cơ hội nhất, lại là Vietinbank.
SBV thông báo rằng nó sẽ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền theo luật định. Theo luật, giới hạn bảo đảm tiền gửi cho mỗi cá nhân là 125 triệu đồng, quá ít so với nhiều khoản gửi tiền. Đồng thời, nó cũng kêu gọi các ngân hàng khác không đến cướp khách của SCB. Để hạn chế bớt incentive của người rút tiền, SCB tăng lãi suất thêm 1% với nhiều kì hạn để giữ chân khách hàng.
******
Related parties và counter parties:
Thị trường tìm hiểu những exposures liên quan đến hệ thống ngân hàng và lĩnh vực bất động sản của toàn bộ ecosystem VTP-SCB. Mô hình của ecosystem này được hiểu như sau: SCB huy động nguồn vốn tiền gửi, trong đó có thể có một phần từ nước ngoài (Trung Quốc – Hong Kong), dùng để tài trợ cho các hoạt động đầu tư của VTP. VTP có thể mua được các quỹ đất lớn và/hoặc có vị trí tốt, nhưng năng lực phát triển lại yếu. Vì thế các assets của VTP và từ đó của SCB là kém sinh lời. Nhưng SCB là một ngân hàng yếu, được hình thành bởi ba ngân hàng yếu gộp lại – theo một cách nói thì bạn có ba đống cứt, bạn gộp ba đống cứt lại với nhau thế là bạn có một đống cứt to hơn. Vì đống cứt hơi thối, nên SBV có những ràng buộc khiến việc channel nguồn vốn từ SCB sang VTP bị hạn chế phần nào. Do đó, bên cạnh việc dùng nguồn vốn từ SCB, VTP có trực tiếp phát hành trái phiếu để bán ra bên ngoài. Người mua trái phiếu là người dân, hoặc thậm chí các ngân hàng có thể giữ một phần trên book của họ. VTP sử dụng một số đối tác để phân phối trái phiếu, mà dường như họ sở hữu một phần TVSI. Nhưng TVSI không phải là một công ty môi giới lớn, nên VTP có sử dụng cả TCBS để phân phối trái phiếu vốn được phát hành riêng lẻ ra cho đại chúng.
Các công ty trong tập đoàn:
Vivaland.
Trương Mỹ Lan có các người thân với các nhánh business như sau:
– Trương Lập Hưng (cháu của bà Lan). Ông Hưng là đại diện pháp luật (CEO?) cho các công ty Inn Saigon (có các thương hiệu F&B: Haagen Daaz, Snowee, Running Bean, etc.), và Value Tech (37 Nguyễn Thị Diệu, Q3).
– Trương Huệ Vân (cháu của bà Lan.)
(3)
Các đối tác có thể có của VTP ecosystem:
– Trong báo cáo thường niên của TVSI năm 2021, TVSI có 3 đối tác chính, bao gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Long (BLI) và Công ty Quản lý Quỹ Tân Việt (TVFM).
-Ngoài ra, một đối tác quan trọng của Vạn Thịnh Phát trong các giao dịch bất động sản là Masterise, trong các giao dịch trái phiếu (phân phối) là TCBS.
Các positions của VTP và của counterparties trên thị trường:
1. Bond của VTP phát hành cho debt buyers (dân): ước trong khoảng VND60-100Tn. Các ước tính này được dựa trên:
-Riêng An Đông đã phát hành 25Tn trái phiếu trong hai năm 2018-2019 với thời gian đáo hạn 5 năm (2023-2024).
– Từ đầu năm 2022 đến 31/3, các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát phát hành 36.500 tỷ đồng. Tính từ năm 2021 thì con số này lên tới 81.300 tỷ đồng, trong đó có một số trái phiếu dài hạn, lên đến 10 năm.
2. Nguồn vay từ SCB:
Không rõ ràng do SCB là một doanh nghiệp phi niêm yết, do đó không phải công bố báo cáo tài chính kiểm toán cho public. Theo báo cáo chưa kiểm toán tới hết 2021 Q4, thì ngân hàng này giữ tổng chứng khoán đầu tư là 90Tn. Số này giảm xuống vào Q1 22 xuống còn 70Tn. Tuy nhiên, một phần của số này có thể là trái phiếu chính phủ, và vì SCB là một ngân hàng yếu kém, nó có thể giữ nhiều trái phiếu VAMC. (2)
Quan trọng hơn, cũng theo báo cáo 2021 Q4, SCB có loan book cho vay khách hàng là 353Tn, và tăng lên xấp xỉ 400Tn vào Q1 22. Ngoài ra, nó có khoảng 200Tn các khoản phải thu, trong đó a/ khoản phải thu chiếm 90Tn và b/ lãi và phí phải thu 100Tn (số này thay đổi thành 82Tn và 106Tn vào Q1 22). Có thể hiểu khoản phải thu này là các khoản nợ xấu phát sinh lãi nhưng không/chưa thể đòi được nhưng cũng chưa được liệt kê vào thành nợ xấu.
Các dự án của Vạn Thịnh Phát được chuyển nhượng:
– Him Lam Bình An chuyển sang thành Global City của liên doanh Masterise và Vạn Thịnh Phát:
Vạn Thịnh Phát đã thế chân Him Lam trở thành chủ mới của SDI Corp, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Bình An. Người đứng đại diện cho Vạn Thịnh Phát chính là ông Bùi Đức Khoa (sinh năm 1974) được cử vào ghế chủ tịch kiêm đại diện pháp luật của SDI Corp thay thế ông Dương Minh Hùng vốn là người cũ của Him Lam. Ông Khoa còn là người đại diện một loạt pháp nhân trong hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát như: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông, CTCP Pupreme Power, CTCP Star Hill, CTCP Natural Hill…
Thị trường có lẽ định hướng cho một ngày Thứ Hai 10/10 đen tối.
Chú thích:
1. Hiện tại chưa rõ về nguồn số liệu về phát hành trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, nên các thông tin tạm thời lấy từ các nguồn thu thập khác nhau. Theo đó, riêng ngày 31/3/2022, các doanh nghiệp trong nhóm VTP này đã phát hành 13.000 tỷ trái phiếu với kỳ hạn 18-36 tháng. (nguồn: https://vietnamindex.vn/nhieu-du-an-cua-van-thinh-phat-vao-tam-ngam-thanh-tra-chinh-phu-a180446.html)
2. Đọc thêm về trái phiếu VAMC.
3. Theo dữ liệu từ ICIJ, cả hai thể nhân Chu Nap Kee Eric và Truong My Lan đều là người thụ hưởng (beneficiary) của EurAsia ID Concept Group Limited – công ty có địa chỉ đăng ký tại “thiên đường thuế” British Virgin Islands và có liên quan tới Multi-Check Limited. Multi-Check Limited là công ty có địa chỉ tại Hồng Kông và là pháp nhân có liên quan tới các công ty Fortune Point Group Limited, Full Prime Enterprises Limited, Luwei Limited. Cả ba công ty này đều đều có địa chỉ đăng ký tại “thiên đường thuế” British Virgin Islands và có liên quan đến thể nhân Chu Nap Kee Eric (địa chỉ tại Nexxus Building, 41 Connaught Road Central, Hồng Kông (Trung Quốc). Luwei Limited có các cổ đông là FORTUNE POINT GROUP LIMITED, Full Prime Enterprises Limited, người thụ hưởng là Chu Nap Kee Eric.
Trong số các thực thể nói trên năm 2013, Luwei Limited đã góp gần gần 97 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần An Phú. Vào cuối năm 2008, Công ty Cổ phần An Phú sở hữu tới 90% vốn góp của Phú Vinh. Đáng lưu ý, tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group) – đơn vị mua lại tòa nhà Vincom Center A trên phố đi bộ Nguyễn Huệ từ Vingroup với giá gần 10.000 tỷ đồng, rồi sau đó đổi tên thành Union Square – là Công ty Cổ phần Bất động sản Phú Vinh.
Tháng 4/2011, An Phú bán toàn bộ cổ phần tại Phú Vinh cho nhà đầu tư khác. Không có thông tin chính thức nào về các chủ nhân mới của Phú Vinh kể từ thời điểm đó. Cái tên công ty này chỉ xuất hiện một lần trên báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt trong phần chú thích về hợp đồng bán lại chứng khoán. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sở hữu 11% cổ phần Chứng khoán Tân Việt.
An Phú trở thành cổ đông của Ngân hàng SCB từ năm 2012 khi đầu tư gần 397 tỷ đồng vào ngân hàng này. Trước đó, An Phú có khoản tiền gửi có kỳ hạn 190 tỷ đồng tại ngân hàng này vào năm 2011 (trước giai đoạn hợp nhất 3 ngân hàng).
Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của An Phú, công ty đã chuyển nhượng hơn 39,6 triệu cổ phần trị giá gần 400 tỷ đồng này tại SCB.
(Source: https://giaoducthudo.giaoducthoidai.vn/gia-toc-giau-co-truong-my-lan-bi-an-tu-ho-so-panama-den-ho-so-xin-thoi-quoc-tich-viet-nam-15959.html)
(Dự án trước cửa chợ Bến Thành trước của tập đoàn Bitexco, tên là Spirit of Saigon, sau được bán lại cho Masterise).