Các ngân hàng Việt Nam đã short gold như thế nào những năm 2011-2013
Các ngân hàng Việt Nam đã short gold như thế nào những năm 2011-2013

Các ngân hàng Việt Nam đã short gold như thế nào những năm 2011-2013

Những gì đã diễn ra vào cuối những năm 2000s đầu 2010s là hệ thống ngân hàng Việt Nam, trên tổng thể, short vàng. Giá vàng khi đó khoảng $1400/oz. Nhưng đến tháng Năm năm 2011, giá vàng tăng lên $1540/oz. Đến 7/2011, giá vàng là $1630/oz. Đến tháng 8/2011, vàng lên $1830. Giá vàng lên đến gần $1900/oz trong tháng 9/2011 trước khi hạ nhiệt.

Các ông chủ ngân hàng Việt Nam chắc hẳn là như ngồi trên đống lửa. Nhìn từ hindsight, có vẻ như commercial bankers ở Việt Nam rất ngu. Chuyện đã xảy ra như thế nào?

Diễn biến lãi suất cơ bản từ cuối năm 2005 đến 2010 (đơn vị: %)

Trong thời gian này, hàng tháng Ngân hàng Nhà nước (SBV) công bố lãi suất cho vay, và theo luật thời đó, các ngân hàng thương mại được cho vay với lãi suất tối đa không quá 150% so với mức lãi suất cho vay công bố này. Lãi suất cho vay được quyết định bởi SBV là 9%, và theo luật thì mức tối đa banks có thể cho vay là 1.5*9=13.5%. Tuy nhiên, vào lúc này lạm phát đang tăng lên nhanh chóng. Vào tháng 1/2011, CPI là 12.2% YoY, và nhanh chóng tăng lên 17.5% vào tháng 4/2011, vọt lên 20% vào tháng 6/2011. CPI vọt lên mức đỉnh 23% YoY vào tháng 8/2011. Do các quy định cũ không còn đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, SBV đã mở lại cơ chế thỏa thuận lãi suất vào tháng 4/2010, về cơ bản là cho phép lãi suất thực tế được cao hơn mức luật định 13.5%. (5)

Lãi suất thực tế trên thị trường là 25%. Thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng khan hiếm đến mức mà banks không dám cho nhau vay kể cả khi có thế chấp, vì sợ counterparty sẽ không trả lại tiền khi đáo hạn. Trong bối cảnh đó, vào đầu 2011, các ngân hàng có động lực lớn để huy động gold từ người gửi (với lãi suất vàng là khoảng 5%), bán chỗ vàng này và cho nhau vay ở mức, ví dụ 20%. Nếu giá vàng không đổi, ngân hàng sẽ thu được mới NIM là 15%, không tồi.

******

Ở đây phải nhìn lại diễn biến tương tự trong những năm 2008 và 2009. Vào tháng 8/2008, lạm phát ở mức 28% YoY, và dịu lại vào tháng 12/2008 ở mức 19.8%. Do lạm phát phi mã, SBV phải thắt chặt tiền tệ, và bỏ quy định về trần lãi suất để lãi suất thị trường phản ánh đúng môi trường thắt chặt mới (3). Lãi suất liên ngân hàng ghi nhận mức đỉnh cao ở 43% vào năm 2008.

Trong bối cảnh này, ACB có vị thế thanh khoản tốt hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Thay vì bị thiệt hại khi lãi suất tăng cao, nó lại tận dụng được lợi thế, lấy thanh khoản dồi dào cho vay trên thị trường liên ngân hàng, lúc này còn có lãi suất cao hơn thị trường. Trong giai đoạn này, việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng (nhất là với khối các ngân hàng tư nhân) là một thông lệ phổ biến. (1) Dễ hiểu là ACB được incentivized trong việc sở hữu một tỉ lệ cổ phần nhất định tại các ngân hàng khác để thuận tiện business của họ dễ dàng hơn, trong đó có việc cho vay liên ngân hàng. Theo vneconomy, một vụ trưởng của SBV giai đoạn đó chia sẻ: “Với hình thức đan chéo cổ đông giữa các ngân hàng như thế này, Ngân hàng Nhà nước không bao giờ quản lý nổi dòng vốn trên thị trường Hai thực hư như thế nào, bởi số liệu vay giả và vay thật rất khó kiểm soát”. Không rõ ý của vị này về việc “vay giả, vay thật” là như thế nào trong practice của giai đoạn đó, nhưng có thể thấy rằng việc sở hữu chéo các ngân hàng khiến các hoạt động liên ngân hàng (gọi là thị trường Hai) trở nên opaque hơn, và do đó tạo rủi ro hệ thống.

Với tình trạng sở hữu chéo và việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng vọt, SBV ban hành văn bản siết lại trần lãi suất và quy mô giao dịch vay mượn trên thị trường liên ngân hàng (2). Do thanh khoản trên thị trường vẫn căng, nhu cầu vay mượn trên thị trường liên ngân hàng vẫn có thực. Các ngân hàng buộc phải lách luật bằng cách cho vay dưới danh nghĩa cá nhân. Việc vay mượn dưới danh nghĩa cá nhân này tạo ra các rủi ro mới, mà rõ nét nhất là bà Huỳnh Thị Huyền Như, công tác tại ngân hàng VietinBank, đã chiếm đoạt vài nghìn tỷ đồng. Trong một chứng cứ, 19 nhân viên của ngân hàng ACB đã được ngân hàng này ủy thác gửi tiền cho Vietinbank một số tiền là gần 800 tỷ đồng trong khoảng thời gian từ tháng 5/2010-11/2011. Bà Huyền Như nhận tiền trên danh nghĩa ngân hàng Vietinbank, và các nhân viên của ACB cũng đinh ninh là đã gửi tiền vào Vietinbank, cho đến khi thông tin vỡ lở ra là Huyền Như đã biển thủ vài nghìn tỉ của Vietinbank. Như thường lệ, Vietinbank đã chối bỏ toàn bộ trách nhiệm, và do đó ACB chỉ còn cách đi theo Huyền Như mà đòi tiền. (4)

******

Quan điểm giai đoạn đó cho rằng vàng là kênh tài sản tích lũy quan trọng và cần phải được sử dụng cho phát triển kinh doanh, nên các ngân hàng được phép huy động và cho vay vốn bằng vàng với lãi suất được tự do ấn định tùy theo nhu cầu thị trường (6). Trong bối cảnh thanh khoản thiếu hụt, các ngân hàng chuyển đổi số vàng huy động được thành VND (tức là bán vàng ra thị trường.) Trên thực tế, với hoạt động này, các ngân hàng đang short gold và cho vay VND, như vậy sẽ chịu rủi ro từ việc: giá vàng tăng lên và/hoặc giá USD tăng lên (vì cần dùng USD để nhập khẩu vàng.)

Nhận thấy các hoạt động này của các ngân hàng thương mại duy trì tình trạng vàng hóa và đô-la hóa nền kinh tế, gây bất ổn mỗi khi giá vàng/USD tăng. SBV có thiên hướng xiết các quy định để việc giữ vàng và USD (và cùng với nó, gửi vàng và USD tại các ngân hàng thương mại) trở nên kém hấp dẫn hơn. Tháng 3/2010, SBV ra quyết định (thông tư 03) quy định trần lãi suất tiền gửi bằng đồng USD tại các tổ chức tín dụng là 1% và cấm việc kinh doanh vàng trên tài khoản tại nước ngoài. SBV đưa ra một lộ trình cho các ngân hàng thương mại đóng toàn bộ các trạng thái kinh doanh vàng tài khoản của họ.

(Nguồn: SBV. Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011)

Ngoài nhóm ngân hàng, phần khác của nền kinh tế có thêm rủi ro liên quan đến tỉ giá. Dù lạm phát năm 2010 thấp đi nhiều từ mức khoảng 28% vào tháng 8/2008 xuống còn 2% vào giữa năm 2009, một phần vì kinh tế thế giới khủng hoảng dẫn đến hiện tượng giảm phát, CPI nhanh chóng tăng trở lại lên mức khoảng 9%-10% trong hầu hết thời gian của năm 2010. Do lạm phát cao, lãi suất cũng cao tương ứng. Đồng thời, cán cân thương mại của Việt Nam liên tục thâm hụt. Trong năm 2010, con số thâm hụt là 12.6 tỷ USD. Vào tháng 9/2010, tỷ giá USD trên thị trường tự do là khoảng 19,000, dịu nhẹ so với giai đoạn cuối năm 2009 ở mức xấp xỉ 20,000 dù thâm hụt thương mại. Trong thời điểm này, spread giữa lãi suất cho vay bằng VND và USD ở mức cao: lãi suất cho vay bằng VND là khoảng 15-17% tùy ngân hàng và tùy kì hạn, trong khi đó lãi suất cho vay bằng USD ở mức khoảng 6-9% (trong khi lãi suất huy động USD ở mức 1%.) Do đó, nhiều doanh nghiệp thay vì vay bằng đồng VND thì chuyển sang vay đồng USD có lãi suất thấp hơn, và chấp nhận rủi ro tỉ giá.

******

Áp lực với tỷ giá trở lại vào tháng 6/2010, và tới tháng 8/2010, SBV phá giá 2.1%, bắt kịp với diễn biến trên thị trường tự do. Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh. Vào cuối năm 2010, tỉ giá trên thị trường tự do của đồng USD tăng vọt từ mức 19,000 lên mức 21,500, cao hơn 10% so với tỷ giá chính thức ban hành bởi SBV. Sau khi tỉ giá tự do tăng mạnh và spread giữa thị trường tự do với tỉ giá chính thức trong một thời gian dài, SBV phá giá 9.3% vào ngày 11/2/2011. Lúc này lạm phát đã nhích lên từ mức 9% vào giữa năm 2010 lên mức 12.4% vào thời điểm ngân hàng nhà nước phá giá.

Như vậy, các ngân hàng trong nước vốn đang short vàng, chịu hai rủi ro:

-Giá vàng thế giới (so với đồng USD)

-Tỷ giá đồng USDVND.

Đồng thời các doanh nghiệp vay tiền USD chịu thiệt hại từ việc tỉ giá gia tăng mạnh.

Đen đủi thay cho các ngân hàng đang short vàng, cả hai nhân tố cho họ đều bất lợi. Giá vàng tăng dần từ mức thấp khoảng 1400 vào cuối năm 2010 lên mức 1500-1700, rồi vọt lên mức 1900 vào cuối 2011. Không có bất kì khoản chênh lệch lãi suất nào có thể bù cho ACB và các ngân hàng khác có cùng trạng thái short vàng trước cơn sốc giá vàng và giá USD tăng mạnh như vậy. Việc giá vàng tăng đã khiến ngân hàng Đông Á, một trong nhóm các ngân hàng short vàng bị đổ vỡ, và Chủ tịch Phương Bình phải nhận án chung thân. (7)

Lo sợ hệ thống ngân hàng đổ vỡ từ rủi ro này, SBV chấm dứt thị trường nhập khẩu vào và trở thành người nhập khẩu vàng duy nhất để dễ kiểm soát được vị thế của các ngân hàng. Sau khi đã yêu cầu các ngân hàng thương mại đóng các trạng thái vàng tài khoản ở nước ngoài, SBV yêu cầu họ đóng lại các trạng thái vàng vật chất ở trong nước. Để thực hiện được việc này, SBV đã tổ chức các đợt đấu giá vàng. Trong năm 2013, họ tổ chức 76 cuộc đấu giá, bán 67.5 tấn vàng (nếu coi mức giá vàng trở lại mức trung bình 1500 thì số tiền thu được là khoảng 67.5*32,150*1500=$3.3 tỷ.) Đồng thời, SBV đặt giá vàng trong nước ở mức cao một cách nhân tạo so với giá vàng thế giới, và giữ giá vàng hầu như không biến động bất kể giá vàng thế giới. Điều này đã triệt tiêu các động lực giữ vàng.

Giá vàng thế giới tăng mạnh trong giai đoạn 2011 có lẽ phần nào do thị trường thế giới đánh hơi được một short position lớn tại Việt Nam sẽ phải đóng lại, và quyết định squeeze trạng thái này.

Chú thích:

1. Theo tieudungvietnam: “Cụ thể, nếu năm 2012, toàn hệ thống có 7 cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau thì đến ngày 31/12/2019, tình trạng này đã được khắc phục hết.”

Tình trạng sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp từ 56 cặp sở hữu chéo tính đến tháng 6/2012, thì hiện nay chỉ còn 1 cặp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát – Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của Ngân hàng TMCP Á Châu tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát – Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%.

(https://tieudungvietnam.vn/can-biet/tai-chinh-ngan-hang/doanh-nghiep-thau-tom-ngan-hang-noi-lo-ngan-hang-thanh-con-tin-a112040.html)

2. Về mặt lịch sử, cần nhìn lại thời gian và nội dung của các văn bản siết lại trần lãi suất etc. này cụ thể là gì.

3. Thông tư có liên quan: thông tư 10/2010.

4. Việc chối bỏ trách nhiệm cho các giao dịch của mình bằng cách giấy tờ nội bộ là một practice thường xuyên của Ngân hàng Vietinbank. Trước đây, Ngân hàng này đã chối bỏ các giao dịch ngoại hối với ngân hàng ABN AMRO và đổ lỗi cho một rogue trader của mình.

Việc ACB điều động nhân viên đi gửi tiền tại Vietinbank được thực hiện dưới hình thức gửi tiền trên thị trường Một.

5. Theo thông tư 07/2010

6. Thông tư số 22 ngày 29/10/2010 của SBV cho phép các tổ chức tín dụng được huy động và cho vay bằng vàng. Tuy nhiên, theo điều 3 của thông tư này, các tổ chức tín dụng không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác. Điều này hơi khó hiểu, nhưng tôi hiểu rằng khi banks huy động, ví dụ 1 oz vàng của khách và giá vàng đang là 20tr/oz, thì trong bảng cân đối, khách hàng vẫn đang gửi 1oz vàng, chứ không phải đang gửi 20tr VND. Banks phải tự chịu rủi ro về giá vàng nếu muốn chuyển đổi số vàng này sang tiền để đi cho vay. Ngoài ra, theo điều 4, “Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.”

7.

Nguyễn Đức Kiên bị Viện KSND tối cao truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.

1. Kinh doanh trái phép
Kiên đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của Ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại Ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

2. Cho mượn tiền trái luật
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB) đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định. Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9.2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Cơ quan điều tra xác định hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất.
3. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty này thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.
Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu. Như vậy, Nguyễn Đức Kiên cùng 2 đồng phạm là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng.

4. Trốn thuế
Tuy Công ty CP đầu tư thương mại B&B không được phép kinh doanh vàng tại nước ngoài, Kiên đã chỉ đạo ký các hợp đồng ủy thác, đầu tư tài chính có nội dung kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ với ngân hàng ACB và bà Nguyễn Thúy Hương (em ruột Nguyễn Đức Kiên). Tiền lợi nhuận trong thời gian từ (12/2008 – 6/2009) là 68,8 tỷ đồng. Khi quyết toán thuế năm 2009, B&B chỉ kê khai khoản thu nhập 1% (hơn 688 triệu đồng) được chia chứ không có khoản hơn 68 tỷ đồng đã chi trả cho bà Hương. Hợp đồng ủy thác của bà Nguyễn Thúy Hương và B&B là không hợp pháp vì công ty này không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã không phải trả số tiền 25 tỷ thuế.