Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (18)
Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (18)

Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (18)

10-10-2015 12:55 PM

*****

Tuần trước nữa là một tuần rất bận rộn. Case liên miên. Buổi thứ Tư lớp Financial Strategy nhóm tôi có presentation dùng một cái case GM thì cái case này lại khoai quá, cả bọn làm từ chiều hôm thứ Ba tới tận 2 rưỡi sáng hôm thứ Tư vẫn chưa biết chắc phải làm tiếp ra sao. Cả bọn về ngủ rồi quay lại mò đến trường làm tiếp, xen kẽ với các lớp khác. Tức là trước khi vào lớp Multinational lúc 10:20 thì 9:00 sáng tôi phải gửi cho chúng nó một cái draft về việc mình đánh giá chiến lược đầu tư của bọn GM thế nào. Ở đây tôi chỉ trích hướng đi của GMAC, một nhánh của GM. Một sai lầm mà may mắn thay tôi có thể thoải mái mắc ở trong trường mà không đến nỗi xấu hổ. Ra trường mà làm thế chắc tôi bị đồng nghiệp cười vào mũi ngay. 11:40 xong cái lớp Multinational đấy thì cả bọn ra ngồi làm tiếp với nhau cái case GM đấy, lên slide để 2:20 đến lớp present. Hết lớp Strategy này thì 4:00 đến lớp M&A có cái case Nova Chemical due. 

Ông giáo dậy Strategy trước là banker ở London. Ông ấy trụ được ở đấy bốn năm trước khi chán cuộc sống của banking để sang academic. Chắc ông ghét cuộc sống của banker lắm nên ông ấy bảo các anh đến present đừng có ăn mặc business formal nhé, tôi biết bọn MBA các anh hay mặc suit đeo tie, nhưng đừng làm thế trong lớp của tôi. Tốt quá, thế tôi cứ quần bò áo sơ mi thôi. 

Hồi đầu học cái lớp của ông này tôi bị choáng ngợp vì chả biết cái mẹ gì ông ấy nói cả. Những khái niệm ông ấy nói đều rất lạ tai. Bây giờ thì cái idea của ông ấy rất đơn giản: cần phải bỏ bao nhiêu chi phí để một doanh nghiệp có thể tăng trưởng? Các bạn nhìn các doanh nghiệp tăng trưởng cực nhanh như amazon hay Uber chả hạn. Những doanh nghiệp này có less-than-zero profits liên tục trong nhiều năm. Các nhà đầu toi ở các doanh nghiệp này không dùng DCF để định giá được. Các doanh nghiệp này dù lỗ nhưng vẫn tăng value cho shareholders. Chỉ cần nó ngừng tăng trưởng, cắt giảm R&D, giảm cost là lợi nhuận sẽ tăng vọt. Nhưng có những doanh nghiệp khác, càng borrow càng đầu tư mở rộng càng lỗ, càng gây thiệt hại cho cổ đông. Nói cách khác, có những tăng trưởng mà cái giá của sự tăng trưởng này là sự value destruction. Những doanh nghiệp này tốt nhất là nên đóng cửa, liquidate và chia tiền lại cho cổ đông. Tại sao thị trường lại nghĩ một đằng với các doanh nghiệp như Uber và nghĩ một nẻo với các kiểu doanh nghiệp khác? Sự khác nhau của các doanh nghiệp này là gì? 

Thỉnh thoảng tôi cố gắng đặt câu hỏi. Thỉnh thoảng tôi hỏi ông giáo qua email. Có đôi khi trước khi câu hỏi, tôi cố gắng nghĩ một cách sâu sắc về câu hỏi của mình và thấy rằng đằng sau câu hỏi đó là các assumptions không hợp lý. Khi đó, tôi hầu như phần nào giải thích được câu hỏi của mình, và tôi dừng lại không đặt một câu hỏi ngu ngốc. Đôi khi tôi nghĩ về những điều rất đơn giản, đặt câu hỏi về chúng. Things are not always what they seem. 

Có một câu hỏi tôi băn khoăn trước khi tới graduate school. Câu hỏi này là thị trường có hiệu quả hay không? Hình như người ta vẫn còn cãi nhau tóe khói về điều này. Nhưng thực sự ý nghĩa của câu hỏi này là gì? 

Bọn technical analysts (TA) trong đám sách vở của chúng nó đưa cái thị trường hiệu quả như là một nguyên lí cho chúng nó. Từ từ, hãy nghĩ một điều, tại sao chúng nó nghĩ là thị trường cần phải hiệu quả? Liệu bọn TA có hiểu điều này có nghĩa là gì không? Tôi không chắc lắm, bọn này mù chữ và siêu ngu.

*****

Bắt đầu đến mùa tuyển dụng nên firms đến trường làm info sessions nhiều lắm. Việc của các bạn trẻ là đến dự các buổi info sessions này, đừng mong là thể hiện nói năng gì để các đồng chí kia nhớ được vì đông bọn bu vào lắm. Lấy cái card về viết thank you note, rồi sau đó follow up bảo tao thích công ty mày lắm, đại khái thế. 

Hôm thứ Năm tuần trước ông giáo môn Debt mời một đồng chí head trader kịu sinh viên của trường từ một trading house đến present, coi như một buổi nói chuyện thực tế để “nối lý thuyết với thực tiễn”. Ông giáo bảo, chúng mày hỏi nhiều vào nhé. Hỏi nhiều nó mới thích nói. Đồng chí này mở slide lên, Credit Market. Chẹp, tôi chưng hửng vì mình có biết cái mẹ gì về credit đâu, biết hỏi nó cái luỳn gì. 

Thế nhưng cũng hay, chuyện thì cũng có nhiều thứ để hỏi thôi. Ví dụ, khi thanh niên đấy nói về bọn tao run các cái porfolios nọ kia, tôi hỏi về time horizon của các positions của chúng mày như thế nào? Các bạn biết đấy, bạn có thể long một sản phẩm. Bạn có thể short một sản phẩm. Bạn có thể kiếm được cả tiền từ long, bạn có thể kiếm được tiền từ short, miễn là time horizon của bạn khác nhau. Nhưng rất khó để có thể nghĩ theo nhiều time horizon trong cùng một con người. Có những thằng chỉ quen kiểu ngắn, có thằng chỉ quen kiểu dài. Thế là thằng kia hứng chí lắm, nói một loạt. Đại khái thế, trong buổi tôi hỏi thêm nhiều nữa, không hỏi mấy thứ mang tính sách vở mà liên quan đến thực tế nên thằng kia nói thêm được nhiều.  Cuối buổi, tôi hỏi nó có cách nào để hiểu thêm về credit mà không bị mang tính sách vở quá như khi đọc sách và giải bài tập không. Nó hỏi tôi trước làm ở đâu. Tôi bảo tôi ngồi đọc thị trường cũng khá lâu ở Đông Nam Á, bảo tôi từ Việt Nam. Nó bảo à, Việt Nam à, tao mới ở đấy. Tôi hỏi nó đến làm gì. Nó bảo, à tao đi cùng vợ đến Nha Trang với cả mấy nơi khác, chứ tao chả có khách hàng nào ở đấy. Tôi lấy cái card của nó, đêm về viết thank you note. Sáng hôm sau, tức là thứ Sáu nó trả lời “cứ feel free to stay in touch”. Đến sáng thứ Hai, đang ngồi trong lớp lại thấy một cái email nữa “please feel free to stay in touch.” Chắc viết thêm một cái follow up email rằng tao thích firm của mày lắm vậy.