Layered Money
Layered Money

Layered Money

by Nik Bhatia

Không thể nhớ nổi trong một cuốn sách nào, có lẽ trong một quyển về macro của Mohamed A. El-Erian, có chi tiết nhắc đến Alan Greenspan, khi trả lời câu hỏi về cung tiền trong một cuộc điều trần với Quốc hội có lẽ đâu đó những năm 90s của thế kỉ trước, nói rằng ông ấy không chắc chắn lắm tiền là gì. Viên nghị sĩ mới ngớ người ra vì một người làm chủ tịch Ngân hàng Trung ương Mỹ, người có quyền lực bậc nhất làm thị trường tài chính thế giới dịch chuyển, lại không biết tiền là gì. Alan Greenspan nhắc lại rằng, đúng thế, chúng tôi gặp khó khăn trong việc định nghĩa tiền là gì, hay cụ thể hơn, có xếp hạng một loại tài sản nào đó là tiền hay không.

Nghe có vẻ buồn cười, thậm chí là lố bịch. Nhưng nếu chúng ta nhìn kĩ, có vẻ như khó khăn của ông Greenspan là dễ hiểu. Trong một nền kinh tế bình thường, chúng ta có tiền mặt được in bởi Ngân hàng trung ương. Hãy nói rằng tôi có một triệu đô tiền mặt thanh khoản, và số tiền này đựơc tôi gửi trong ngân hàng sẵn sàng để chi tiêu. Số tiền này đựơc gửi vào ngân hàng rồi, và tôi có thể dùng chi phiếu (check) để chi tiêu, ví dụ, trong giới hạn một triệu đô. Bỗng nhiên trong hệ thống, chúng ta có một triệu đô tiền gửi, và một triệu đô đựơc tôi chi tiêu cho hàng hóa thông thường qua cuốn sổ chi phiếu. Thế là, bằng một phép nhiệm mầu, bỗng nhiên hệ thống có hai triệu đô, tất cả từ một triệu đô tiền mặt của tôi. Đó là khái niệm M1 trong cung tiền. Hiện tượng đựơc miêu tả nói trên được gọi là số nhân tiền tệ.

Trong một nền kinh tế phát đạt, ngoài tiền mặt, tiền gửi checking account (M1), hay thêm vào đó là các khoản tiền gửi tiết kiệm (saving accounts) (M2), các doanh nghiệp còn rất sáng tạo. Ví dụ thông thường nhất mà chúng ta gặp, đó là airlines miles mà chúng ta tích điểm. Đôi khi chúng ta có miles này từ việc chúng ta bay bao nhiêu dặm. Đôi khi chúng ta có được nó nhờ việc hãng hàng không bán chúng cho ta. Chúng ta có thể dùng dặm này để đổi lấy một số dịch vụ mà hãng hàng không có quan hệ partner cùng, phổ biến nhất là trong những ngành hospitality có synergy với travel, như khách sạn vân vân. Một ví dụ khác, gift cards phát hành bởi những công ty như amazon, hay Apple. Những dạng phái sinh này có thể sử dụng được để mua hàng hóa, hoặc dịch vụ, vậy nếu chúng không phải tiền thì là cái gì? Giả sử chúng ta có một trăm đô tiền mặt, hệ thống tiền tệ có một trăm đô của chúng ta. Chúng ta mua một trăm đô gift cards của amazon, thứ mà sẵn sàng có thể dùng để mua sách, hoặc bất kì loại hàng hóa nào bán trên platform thương mại này – mà hình như amazon bán hầu như đa số những đồ thông thường cần thiết trong cuộc đời bạn. Bỗng nhiên, hệ thống tiền tệ có một trăm đô tiền mặt vào túi của amazon, công ty này sẵn sàng dùng nó để chi tiêu hoặc đầu tư vào nền kinh tế – ví dụ như trả lương cho nhân viên, hoặc trả cho người cung cấp. Và thêm vào đó một trăm đô dưới dạng credits trong tài khoản của chúng ta với amazon, mà chúng ta có thể chi tiêu bất kì lúc nào cho sách vở chúng ta đọc, đĩa nhạc chúng ta nghe. Vậy là từ một trăm đô ban đầu, hệ thống lúc này có hai trăm đô.

Sau khi pandemic bùng nổ, dẫn tới các thị trường tài chính hầu như sụp đổ vào tháng Ba năm 2020, tôi nói chuyện với một anh bạn làm trong Ủy ban Chứng khoán. Tôi cho rằng sẽ không thể có lạm phát trong bối cảnh đó, bởi ngoài các lí do khác (1), một lí do liên quan đến những gì chúng ta đã nói ở trên là cung tiền sẽ co sụp lại. Trong bối cảnh dịch bệnh, những nhà cung cấp sẽ chuộng tiền mặt hơn, khách sạn không muốn nhận những thứ kì cục như “dặm bay – miles” nữa. Họ cần tiền để có thể trả cho những nhu cầu trong cash flow (in and out) của họ, không có tiền mặt thì họ chết bỏ mẹ ngay. Tiền thì có thể mua đựơc thịt cá từ nhà cung cấp, chứ cầm “dặm bay” từ người du lịch thì khách sạn mua đựơc gì? Có nhiên, khách sạn, trong các hợp đồng với hãng hàng không, sẽ được nhận lại tiền cho thứ gọi là “dặm bay” này từ hãng airlines, nhưng những nghĩa vụ trong hợp đồng không thanh khoản như tiền, nhất là khi hãng hàng không còn phá sản trong dịch bệnh bỏ mẹ. Thế là thứ phái sinh quanh tiền mặt không còn đựơc nền kinh tế trao đổi nữa, hoặc chí ít là với cường độ và số lượng giảm hẳn so với trước. Vì lẽ đó, cung tiền co sụp lại. Trong bối cảnh ai cũng cần tiền mặt, tiền mặt trở nên khan hiếm, và không thể có lạm phát trong bối cảnh như vậy.

Quyển Layered Money cho tôi một nền tảng lý thuyết vững chắc hơn để giải thích những vấn đề vừa nói.


Tác giả của Layered Money đưa chúng ta về lịch sử cách đây khoảng 1000 năm trước, khi vàng được dùng làm tiền tệ trao đổi. Chúng ta có một đồng vàng trong tay, và vì nhiều lý do, chúng ta không muốn kè kè một đồng vàng trong túi, nên ta gửi tiền cho một ngân hàng, và được nhận một certificate of gold deposit. Certificate này là vô danh, tức là ai cầm nó cũng có thể nhận đồng vàng, hoặc là hữu danh, tức là chỉ ai có tên mới được nhận tiền. Cố nhiên, thay vì đến ngân hàng mỗi lần chúng ta cần chi tiêu gì, vì ngân hàng này rất được recognized trong khu vực, chúng ta có thể dùng cái certificate này để chi tiêu. Trong trường hợp này, tác giả gọi đồng tiền của chúng ta là first layer of money, và gold certificate là second layer.

(Nếu chúng ta đảo lại những gì đã nói trong phần đầu tiên, có vẻ như tiền mặt của chúng ta là first layer, còn gift cards phát hành bởi amazon sẽ là second layer. Nhưng nếu chúng ta nghĩ ra tiền mặt của chúng ta chưa phải cơ bản nhất, nó được back bởi một thứ gì đó – thì có thể US Treasuryes đựơc phát hành bởi US government (the Treasury) là first layer, tiền mặt của chúng ta, đựơc phát hành bởi the Fed, là second layer, và gift cards, được phát hành bởi amazon, là third layer.)


Tác giả kể câu chuyện về đồng tiền denarii được phát hành bởi đế chế La Mã thần thánh. Trong giai đoạn đầu tiên của Caesar, mỗi đồng coin denarius này có trọng lượng 3.4 gram, với 98% là bạc. Vì đế chế có nhu cầu mở rộng, và lãnh thổ của nó mỗi lúc một bành trướng, nó cần phải phát hành nhiều tiền coin hơn, nhưng lại không đủ bạc để làm điều này. Đến thế kỉ thứ hai, dưới thời đại của Aurelius, tỷ trọng bạc giảm xuống còn 80%. Vào đến cuối thế kỉ thứ ba, hàm lượng bạc giảm xuống chỉ còn 5%.

Điều này có quen thuộc với chúng ta không? Rất. Vào những năm 20-30 của thế kỉ trước, đồng USD được gắn với vàng, và nó là một tỉ lệ $20.67 một ounce vàng. Để chống khủng hoảng, một đạo luật Gold Reserve Act năm 1934 quy định hàm lượng vàng của đồng đô la xuống còn $35 một ounce vàng. Có nghĩa là các chính phủ đều có một điểm chung, là họ lười biếng, và luôn muốn cách dễ nhất cho họ để đựơc việc, mà không đếm xỉa đến quyền lợi của người giữ tiền. Ồ tất nhiên, chính phủ Mỹ không phải là người tệ nhất (chính phủ Việt Nam vào những năm 80, hay chính phủ Zimbabwe vào đâu đấy những năm 2010s còn tệ hơn nhiều), hay không phải người đầu tiên (chính phủ La Mã, như ví dụ ở trên.)

Tác giả đưa một bức tranh đối lập, là đồng florin vàng đựơc phát hành lần đầu vào năm 1252, giữ đúng hàm lượng 3.5 gram vàng trong suốt bốn thế kỉ, và được giữ làm đồng tiền tiêu chuẩn cho ngành tài chính toàn châu Âu. Tác giả hàm ý rằng một đồng tiền ổn định như Florin đã là cơ sở để phát triển ổn định của khu vực này trong cùng giai đoạn.

Đồng Florin vàng và cùng với nó một ngân hàng nổi tiếng, the Medici, là yếu tố cho giao thương trong giai đoạn này. Ngân hàng Medici sẽ phát hành chứng chỉ nhận vàng cho người gửi vàng, người này có thể dùng chứng chỉ đó để thanh toán cho các giao dịch của mình, bởi vì certificate này có giá trị như vàng. (Một cách nào đó tương tự, tôi cũng đôi khi nghe nói sổ tiết kiệm của ngân hàng thương mại đựơc đối sử như tiền – mặc dù tôi hoàn toàn không tin điều này tí nào.) Trong trường hợp này, gold là first layer money, còn certificate là second layer money.

Chúng ta nhận thấy một điều, trong điều kiện kinh tế phát triển, các thành viên của thị trường, vì nhu cầu mở rộng, sẽ rất thoải mái nhận các second layer, third layer money. Khá là khó để đúc thêm tiền vàng, nhưng các certificate này, hoặc các IOUs khác thì có thể in được thoải mái, miễn là nó theo một nguyên tắc nào đó không quá giới hạn, thì nó có thể support được tăng trưởng kinh doanh, hay nói trên bình diện chung của cả nền kinh tế, là support đựơc tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Công ty Tether tuyên bố rằng đồng USDT được back bởi một đô la Mỹ. Trong điều kiện bình thường, một công ty Tether có thể phát hành ra 50 tỷ đồng USDT (Tether) cho các nhà đầu tư, đổi lấy 50 tỷ USD tiền mặt. Số tiền $50 tỷ này sẽ được Tether đi đầu tư vào các loại tài sản sinh lời khác, như vào money market funds, hay vào các loại trái phiếu khác. Well, nếu bạn nghĩ rằng công ty này không phải bỏ vốn gì, nhận hoàn toàn từ các nhà đầu tư mà công ty này không phải trả lãi suất, và nếu họ mỗi năm kiếm được lợi suất 1% trên số tiền này thì tức là họ kiếm được $500 triệu, thì tất nhiên suy nghĩ của bạn đúng rồi. Tether không giữ đủ số tiền mặt $50 tỷ trong tay vì họ đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản (hơn tiền mặt). Nếu có lúc nào đó, vì một lý do bất thường nào, các nhà đầu tư đổ xô đến yêu cầu công ty này trả lại tiền mặt cùng một lúc, thì công ty sẽ không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của mình. Trong trường hợp này, công ty sẽ default.

Như vậy, nếu vượt quá một giới hạn nào đó, hoặc môi trường kinh doanh thay đổi, các thực thể phát hành ra các second hay third layer money như vậy có thể bị phá sản. Mỗi khi kinh tế khủng hoảng, các nhà đầu tư sẽ hạ nấc, từ việc sở hữu third layer money, họ sẽ tìm cách đổi nó lấy money ở layer cao hơn, ví dụ second, or first layer money. Khi pandemic xảy ra, khách sạn chả muốn lấy airlines miles làm gì, họ lấy tiền mặt. Tương tự, các nhà đầu tư sẽ bán tháo junk bonds (second or third layer money, depending on how you draw the pyramid) để đổ xô vào US Treasurys (first layer money).


Tổng quát, một pyramid of layers of money trông sẽ như này dưới chế độ bản vị vàng:

Layer 1: Gold – Người phát hành: Miners
Layer 2: US Dollars – Người phát hành: Fed
Layer 3: Chứng chỉ tiền gửi, bills of exchange, checking accounts – Người phát hành: Commercial Banks

Các kim tự tháp gồm các layers này có thể khác nhau đôi chút tại các quốc gia và trong từng thời điểm trong lịch sử, tùy theo các quyết định chính trị, hoặc regulation. Trong quá khứ, các thay đổi về regulation đã dẫn đến các pyramid bị dịch chuyển khác nhau. Chẳng hạn, trong một charter renewal vào năm 1742, BoE đã có quyền monopoly đối với việc phát hành note trên toàn nước Anh. Khối tư nhân không được phép phát hành các gold certificates nữa (2nd layer), và việc này chỉ có thể do BoE đảm nhiệm. Do đó, khối tư nhân chỉ có thể phát hành 3rd layer money (tức là các chứng chỉ về việc có thể nhận được các gold certificate này). Tương tự, vào đâu đó những năm 1930s sau Đại khủng hoảng, Mỹ cấm toàn bộ các cá nhân hay các tổ chức kinh doanh không được phép sở hữu vàng, vàng thỏi, bullion, gold coin nữa (1st layer money). Họ chỉ có thể sở hữu các chứng chỉ vàng (2nd layer)

Ngoài ra, trong các điều kiện đặc biệt, các ngân hàng trung ương, hoặc chính phủ, có thể ra các quy định, cấm các thành viên thị trường không được quy đổi 2nd layer money sang 1st layer. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng vào năm 1796 (xuất phát từ vụ nổ bong bóng nhà đất tại bờ bên kia Đại Tây Dương, nơi mà nhiều thực thể kinh tế Anh đã đầu tư, và do đó các thực thể này bị phá sản), BoE cấm việc chuyển đổi các gold certificate (2nd layer) sang vàng (1st layer) – thực chất là do BoE không có đủ vàng để chuyển đổi. Việc cấm này được nới ra lần lượt, và cuối cùng nó kéo dài hơn 20 năm. Như vậy, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tự nhiên của các thành viên thị trường là tìm cách từ các mức layer money thấp hơn lên mức cao hơn. Tuy nhiên, tùy vào các discretion để đối phó với các biến động kinh tế xấu, hoặc các sự kiện đặc biệt gây rủi ro hệ thống, ngân hàng trung ương có thể tìm cách gián đoạn việc chuyển đổi này.

May mắn là trong cuộc khủng hoảng covid vào tháng Ba năm 2020, bộ Tài chính Mỹ (Mnuchin) kết hợp cùng Fed (Powell) không cản trở quyền tiếp cận này, mà thay vào đó cam kết bơm thanh khoản cho thị trường. Mnuchin trong các cuộc phỏng vấn với Jim Crammer trên CNBC liên tục nhấn mạnh rằng “sẽ có thanh khoản cho thị trường”, và do đó làm tình hình dịu lại. Ví dụ này cho thấy sự khác biệt giữa nước Mỹ hiện đại, và một quốc gia Trung cổ hạng hai là Anh.


Vào năm 1944, dưới tinh thần tự do thương mại sẽ thúc đẩy thịnh vượng và hạn chế rủi ro chiến tranh, để định hình lại trật tự tài chính thế giới, các cường quốc (chuẩn bị) thắng trận đã họp tại Bretton Woods, trong đó quyết định một hệ thống tài chính với tỷ giá hối đoái như sau:

1st layer: Gold – Người phát hành: Miners
2nd layer: USD – Người phát hành: Fed
3rd layer: GBP, CHF etc. Người phát hành: BoE, SNB

Hàm lượng vàng của đồng USD giữ nguyên ở mức $35 đô la Mỹ ăn một ounce vàng. Dường như việc duy trì một hàm lượng vàng đối với đồng Đô la Mỹ là một cách để Hoa Kỳ có thể thuyết phục các quốc gia khác tham gia một rổ tỉ giá hối đoái vậy. Tuy nhiên, chỉ ngay khi hiệp định Bretton Woods đi vào hiệu lực, đã có một nhà kinh tế học Robert Triffin cho rằng hiệp định này đã doomed from the start. Tại Mỹ, như nói ở trên, các công dân không đựơc sở hữu vàng, bullion, và do đó không thể chuyển đổi từ 2nd layer sang 1st layer. Tại các nước Anh và Thụy Sỹ, các thực thể kinh tế không bị giới hạn này. Do đó, một cách tự nhiên, traders tại các quốc gia này sẽ yêu cầu việc chuyển đổi USD ra vàng, mà Fed không có đủ hàm lượng vàng để đảm bảo cho việc này. Hàm lượng vàng chính thức bị thay đổi nhiều lần sau nhiều vòng đàm phán trong các thập kỉ tiếp theo, trước khi nó bị chính thức xóa sổ. (2) (3)

Khi đó, vàng không còn là 1st layer money nữa, mà chỉ là một commodity thông thường. Thay vào đó, nó sẽ gồm một trật tự kiểu mới:

1st layer: US Treasurys – Người phát hành: US Government
2nd layer: USD – Người phát hành: Fed
3rd layer: GBP, CHF – Người phát hành: BoE, CNB.

Tuy nhiên, ở đây phát sinh một vấn đề mới. (Ồ, luôn luôn có một vấn đề với việc đồng USD là đồng tiền dự trữ của toàn thế giới. Có câu đùa nổi tiếng về đồng USD rằng: Our money, your problem.) Tại Hoa Kỳ, các ngân hàng thương mại phải chịu các regulation từ Fed, về các chính sách tiền tệ tương ứng. Nhưng khi đồng USD giao dịch bên ngoài lãnh thổ của nó, các đồng Eurodollar này đựơc các ngân hàng tùy nghi phát triển các công cụ như CD, checking, etc. và trở thành một layer money mới. Trong khi Fed có quyền áp đặt với các ngân hàng trong nước để thay đổi và điều chỉnh pyramid, nó không có quyền như vậy với các ngân hàng nước ngoài. Sự phát triển của các tài sản mới, như sự hình thành của lãi suất LIBOR và money market funds với các đồng Eurodollar (như là một layer money mới) làm hoạt động của Fed trở nên rất phức tạp, bởi nó phải cân nhắc tác động của các chính sách của nó đối với thị trường tài chính toàn cầu.

Fed đứng trước thử thách đầu tiên từ việc có một pyramid nằm ngoài khả năng kiểm soát trực tiếp của nó khi LTCM sụp đổ vào năm 1998. Vì hedge fund này đầu tư vào các tài sản trên toàn thế giới với các derivatives phức tạp (vốn có thể sử dụng LIBOR làm lãi suất cơ sở) có giá trị đến hàng trillion USD , sự sụp đổ của nó có thể đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của hệ thống tài chính Mỹ, và cùng với nó là hệ thống tài chính thế giới. Alan Greenspan đã ra quyết định bail out hedge fund này (nhưng investors của Quỹ hầu như bị wiped out.)

Fed phải ra quyết định tương tự khi xảy ra cuộc Đại khủng hoảng năm 2008. Khi đó, các layer money như Money market funds gặp khủng hoảng khi nó broke the buck. Các layer money như các asset collateral based như CDO, ABX đều rớt giá thảm hại. Trong bối cảnh thị trường tìm cách rũ bỏ các lower layer asset, Fed phải ra tay cứu, bằng việc thúc đẩy vụ mua lại của Bear Stearns, cho Lehman phá sản, cứu trợ Goldman và Morgan Stanley (cho hai ngân hàng này đựơc quyền truy cập trực tiếp với Fed bằng cách chuyển sang loại hình banking holding, một hybrid giữa commercial bank và investment bank.)


Bốn mươi sáu ngày sau khi Lehman Brothers phá sản vào năm 2008, một nhân vật tên là Satoshi Nakamoto tung white paper về một thứ gọi là bitcoin. Câu đầu tiên của bài viết là “Một phiên bản hoàn toàn p2p của tiền điện tử cho phép việc thanh toán online từ một bên tới một bên khác hoàn toàn không phải thông qua một tổ chức tài chính.” Theo như tác giả cuốn sách Layered Money, Satoshi đã thiết kế đồng Bitcoin theo hướng nó bắt chước các khía cạnh của vàng một cách gần gũi nhất có thể. Điều quan trọng, trong khi các layer money trước đây được sản sinh ra từ balance sheet của một thực thể nào đó, như Fed, hay của các tổ chức tài chính, không ai có thể tự ý sinh ra Bitcoin trên balance sheet của chính mình (nhưng stablecoin thì có thể.) Block đầu tiên của Bitcoin được gắn với một bài báo trên the Times: 03/Jan/2009 Chancellor on bring of second bailout for banks, có lẽ ngụ ý tinh thần của Satoshi khi tạo ra bitcoin (as a technonology) để mỉa mai toàn bộ flawed logic từ trước tới nay của hệ thống tài chính hiện đại.

Với bitcoin, các vấn đề đã đề cập phía trên, như các layer money được tạo bởi các balance sheet của các thực thể, và các chính phủ tìm cách debase hệ thống tiền tệ của mình (như trước đây thì tìm cách giảm hàm lượng vàng) của mình, các vấn đề này sẽ không tồn tại nữa.

Tác giả đưa ra một pyramid mới:
1st layer: Bitcoin – Người phát hành: Miners (or nodes), regulated by algo
2nd layer: to be developed.

Các 2nd layer money đang được phát triển mới làm cho câu chuyện của chúng ta từ đây rất thú vị. Ví dụ thứ nhất, vì không phải ai cũng rành công nghệ và biết cách lưu trữ tiền ảo vào một ví, có nhiều công ty cung cấp dịch vụ ví lạnh lưu trữ, như là một ngân hàng custodian cho tài sản của người sở hữu (nhà đầu tư.) Từ đầu đến giờ, chúng ta đã thấy điều gì? Điều này có khác gì với việc một ngân hàng trong quá khứ giữ hộ vàng của chúng ta vào kho, và cho chúng ta một gold certificate hay không? Đó sẽ là một second layer money, dựa trên BTC. Trong tương lai, có lẽ sự ổn định hay mất ổn định của các second layer, third layer money dựa trên BTC này sẽ ảnh hưởng đến gía trị của BTC as a 1st layer.

Tác giả đưa ra một ý kiến về khả năng scalability (liên quan đến block size, tức là số lượng giao dịch có thể xử lý trong một thời điểm – một block là một lượng data ghi lại các giao dịch CHƯA đựơc thực hiện, và cần được thực hiện, giống như một email đã gửi, nhưng chưa đựơc nhận) và tốc độ transaction của BTC như sau. Về cơ bản, một trong các ý kiến nghi ngờ về tính bền vững hay khả năng thực tế về những ứng dụng trên BTC dựa trên hai yếu tố này. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào các 1st layer money khác, bạn thấy vàng có dễ scale up không? Tốc độ transaction của vàng? Bạn vác một cục vàng to tổ bố ra, giao cho người mua? Hoàn toàn không? Nhưng tốc độ của các 2nd layer money, ví dụ như các gold certificate sẽ nhanh hơn nhiều. Do đó, một cách nào đó, những người nghi ngờ về tính khả dụng của hệ thống BTC (hoặc các đồng tiền khác như ETH) đang bị lầm lẫn về mặt bản chất của tiền tệ. Mặc dù BTC, hay các đối thủ của nó như ETH đang cố gắng đưa các tính năng như smart contracts, POW hay POS, tăng scalability, giảm transaction time, nhưng phần quan trọng hơn là các ứng dụng, các thực thể phát triển các 2nd, 3rd layer money dựa trên BTC (hay ETH) (ví dụ như các payment processors) cần phải có thời gian để phát triển. Chúng ta chưa rõ các điều này, nhưng ví dụ về custodian bank đối với ví chứa BTC là một ví dụ gần nhất cho thấy điều này đang diễn ra.

Tác giả cũng bàn về một ví dụ cụ thể về một người mua hàng muốn mua một món đồ thực tế. Liệu cô ta có phải chờ 10 phút cho mỗi giao dịch BTC được thực hiện và ghi vào sổ cái hay không? BTC có cơ chế, gọi là Lightning Network để giao dịch này được thực hiện, mà giao dịch sẽ đựơc ghi lại sau đó trên blockchain.

Theo tác giả, cái pyramid của BTC (và các coins khác) sẽ như này:

1st layer: BTC – Người phát hành: Miners + algo
2nd layer: BTC Deposits, Stablecoin (không đúng lắm, vì 1st layer của stablecoin có lẽ là USD)- Người phát hành: Wallet Custodians, Stablecoin issuers

Fed cho rằng sự phát triển của Stablecoin có thể gây đe dọa đến hệ thống tài chính. Trong một space phát triển rất nhanh như crypto, các 3rd layer có lẽ đang đựơc phát triển. Nếu các layer này bị tổn hại, giá trị của stablecoin có thể bị volatile rất mạnh. Nếu các nhà đầu tư tìm cách rút khỏi stablecoin, công ty quản lý stablecoin (như Tether), sẽ lập tức cần phải rút khỏi các tài sản mà nó đầu tư, và sự bán tháo của nó có thể làm các layer money trên các pyramid khác conventional hơn bị xáo trộn, ví dụ như các money market funds.


Tôi đã đọc một số lượng tài liệu nhất định về crypto, từ quyển đầu tiên tuyệt vời là Digital Gold về Bitcoin, cho đến những quyển ít thành công hơn. Đa số các cuốn sách này đều cho cái nhìn rất lạc quan về crypto và blockchain. Điều này có lẽ phản ánh một bias: đa số những người đã bỏ công hàng năm trời để viết một cuốn sách, thường phải là những người rất passionate về BTC (và crypto và blockchain). Những người có cái nhìn bi quan về công nghệ này, có thể có những lập luận rất vững chắc và sắc bén, nhưng họ chả thấy cần thiết phải viết cả một cuốn sách về nó để làm gì. Thứ công nghệ mới này là unproven hay không có giá trị đối với họ. Đó là những vấn đề tương tự ta thường gặp trong data sample. Do đó, tôi cho rằng nên đọc những cuốn sách này, kể cả một cuốn tuyệt vời như Layered Money với một sự thận trọng vì nó có thể phản ánh một cái nhìn rosy về BTC.


Note:

(1): Một trong những lý do khác ở đây liên quan đến công thức nổi tiếng của các nhà trọng tiền: MV=PQ. All else equal, trong bối cảnh vòng quay tiền giảm mạnh, cung tiền sẽ giảm xuống, nền kinh tế sẽ không nóng để có lạm phát.

Tuy nhiên, vì all else not equal, nên sau một năm rưỡi từ khi dịch bệnh bùng nổ, chúng ta có global supply chain bị disrupted, nên inflation đang quay trở lại, và trái với ý kiến của Fed rằng điều này chỉ là transitionary, có lẽ inflation sẽ ở lại với chúng ta một thời gian dài. Điều này có thể làm chúng ta sống trong một thời đại stagflation, tương tự như những gì đã xảy ra trong thập kỉ 1970s.

(2): Đọc Paul Volcker: The Triumph of Persistence.

(3): Một trong những nhân tố làm hệ thống tài chính (và trong đó có tỷ giá hối đoái) thế giới mất ổn định là việc Nhật Bản đã manipulate đồng Yen để ăn cắp hàng triệu việc làm từ các quốc gia khác, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Việc Nhật Bản dàn xếp tỉ giá là lý do chính tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia này. Sau các hiệp định, Tokyo buộc phải đồng ý tăng giá trị của đồng JPY. Điều này ngay lập tức đã đánh dấu chấm hết cho sự huy hoàng của Japan Inc, vì quốc gia này từ đó đã mất đi khả năng cạnh tranh. Từ 1990s trở lại đây, quốc gia này ngập tràn trong suy thoái hoặc tăng trưởng chậm. Bạn có thể nói rằng khả năng cạnh tranh của hầu hết tất cả các công ty Nhật bản là đến từ chế độ tỷ giá hối đoái không công bằng.