India is Broken
India is Broken

India is Broken

by Ashoka Mody

Khi đọc nửa chừng quyển sách, tôi định đánh giá 5*. Tôi nghĩ wow, một cuốn sách tuyệt vời. Ashoka Mody, một giáo sư về international economic policy tại Princeton, kể lịch sử kinh tế chính trị xã hội về Ấn Độ kể từ đất nước này giành được độc lập từ những năm 50s của thế kỉ trước.

Năm 1947, Jawa Nehru phát biểu trước Quốc hội, hứa về một nền dân chủ trên các nguyên tắc cao cả cho dân số ba trăm sáu mươi triệu người. Quốc hội đã phê chuẩn Hiến pháp Ấn độ, trao quyền bầu cử cho những người trưởng thành và tạo ra các institutions của một nền dân chủ hiện đại. Hơn bảy mươi năm sau, đất nước này còn xa mới giống những mục tiêu mà khi nó được tạo ra.

Vào năm 2023, dân số Ấn độ tăng lên thành một tỷ bốn trăm triệu dân, là quốc gia đông dân rất hành tinh. Trung Quốc trượt xuống thành quốc gia đông dân thứ nhì và các model dự báo dân số nước này sẽ còn giảm cho đến cuối thế kỉ này. Theo tác giả, Ấn độ cần tạo ra khoảng hai trăm triệu việc làm trong một thập kỉ 2020s-2030s để đất nước này đạt tới trạng thái toàn dụng nhân công. Đất nước này quằn quại trong tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp triền miên kể từ khi giành được độc lập.

Điều kì lạ là vào khởi đầu, Ấn độ có mức độ đóng góp vào sản xuất toàn cầu tương đương với các quốc gia như Nhật Bản. Nhưng Ấn độ có nhiều điểm khác biệt với các quốc gia khác. Trong khi các quốc gia Đông Á tăng cường đầu tư cho giáo dục thì Ấn độ không làm được này. Các thủ tướng Ấn độ đều nhìn qua vấn đề, nhưng có vẻ họ quá bận tâm vào đâu đó mà bỏ qua giáo dục, hoặc đầu tư vào giáo dục một cách không đúng mức. Thay vào tăng cường phổ cập giáo dục cấp một và/hoặc cấp hai, Ấn độ tập trung vào đầu tư cho một vài trường đại học, nổi tiếng nhất là IIT. Phổ cập giáo dục tại các nước Đông Á, và sau này ở một vài nước khác như Việt Nam, đã khiến lực lượng lao động ở các nước này dễ học học và nắm bắt được kĩ năng lao động cơ bản. Trong khi đó, Nehru, với học vấn tại Oxbrigde, lại thiên về giáo dục tinh hoa cho thiểu số.

Do vấn đề phân bổ nguồn lực khác nhau, con đường phát triển của các quốc gia cũng khác nhau. Vào giai đoạn phát triển đầu, Nhật bản, và các quốc gia đi sau như Đài Loan, Hàn Quốc và sau này là Việt Nam, có một lượng lao động thất nghiệp dồi dào. Có lẽ đây cũng là nguồn lực duy nhất mà họ có, nên các nước này chọn các ngành thâm dụng lao động, như dệt may. Lực lượng lao động được giáo dục phổ thông có đủ trình độ cho việc này. Ấn độ thì khác, giáo dục của họ tập trung vào giáo dục tinh hoa trình độ cao. Do đó, thay vì tập trung vào ngành sản xuất thâm dụng lao động, Ấn độ chọn phát triển công nghiệp nặng. Chẳng hạn, họ cố gắng phát triển ngành thép, luyện kim, etc. Những dự án này nằm chung trong một chiến lược tạm gọi là “temples strategy”. Công nghiệp nặng có nhược điểm là nó tuyển dụng ít lao động hơn những ngành thâm dụng lao động, và đặc biệt là capital intensive.

Lựa chọn công nghiệp nặng có lẽ là một sai lầm cho giai đoạn phát triển đầu tiên của một đất nước độc lập. Nó dẫn đến hai vấn đề: dân số Ấn độ tiếp tục thất nghiệp nặng nề do các ngành công nghiệp nặng không tuyển dụng nhiều lao dộng. Thứ hai, trong giai đoạn xây dựng các nhà máy, Ấn độ cần nhập khẩu nhiều máy móc, và phải dùng ngoại tệ, thứ mà nó không có. Cán cân thanh toán thâm hụt khiến quốc gia này bị phá sản. Vào cuối những năm 50s đầu những năm 60s, dự trữ ngoại hối của Ấn độ giảm từ khoảng hai tháng nhập khẩu, xuống còn khoảng ba tuần nhập khẩu. Ấn độ phải kiểm soát nhập khẩu, và xin IMF cứu trợ.

IMF không thoải mái với lời kêu cứu của Ấn độ. Mục tiêu của Quỹ này đặt ra tại Bretton Woods là giúp các quốc gia thành viên vượt qua các vấn đề tạm thời về thanh toán. Quỹ cho rằng vấn đề của Ấn độ là chiến lược dài hạn, chứ không phải vấn đề tạm thời.

Bối cảnh địa chính trị là một nhân tố tác động lên hướng đi của nền kinh tế Ấn độ. Chiến tranh lạnh gia tăng, và cuộc chiến chống Cộng sản của Mỹ hướng đến Đông Nam Á. Nước Mỹ của Kennedy cố gắng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản không lan truyền từ Việt Nam xuống sâu hơn. E ngại về một thảm họa kinh tế tại Ấn độ sẽ khiến cộng sản bén rễ hơn tại đây, chính quyền Kennedy lập tức viện trợ hào phóng mà không đặt ra các điều kiện. Với sự viện trợ này, chính phủ Nehru có điều kiện để tiếp tục temples strategy.

Chính sách hướng về công nghiệp nặng tiếp tục gây tổn hại tới các ưu tiên khác của Ấn Độ: Giáo dục chỉ còn là mục tiêu thứ yếu. Trong kế hoạch năm năm lần thứ hai, chi tiêu cho giáo dục giảm từ 7.9% tổng chi tiêu xuống còn 5.9%, và chi tiêu cho giáo dục phổ thông chỉ còn 35%, từ mức 56% trong tổng chi tiêu cho giáo dục. Kế hoạch năm năm lần thứ Ba (1961-1966), tiếp tục hướng về công nghiệp nặng.

Tuy nhiên, Kennedy bị ám sát. Chính sách đối ngoại của tổng thống Johnson với Ấn độ khác hẳn chính sách hào phóng của người tiền nhiệm. Vị tổng thống này mong muốn rằng với chính sách cây gậy và củ cà rốt, Ấn độ sẽ có thái độ ủng hộ Mỹ tại cuộc chiến tại Việt Nam. Ấn độ, tuyên bố rằng họ không muốn rằng theo phe của Liên Xô hay phe Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh. Thay vào đó, họ chẳng theo phe nào, tạo ra một thứ gọi là phong trào không liên kết. Trong một chuyến công du, thủ tướng Ấn độ gặp tổng thống Mỹ. Ngay sau đó, họ tiếp tục bay đến Moscow và phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Điều này khiến những người Cộng sản Việt Nam vẫn ghi nhớ tới thái độ “hợp tác” của Ấn độ về cuộc chiến.

Cho đến cuộc chiến Nga – Ukraine 2022, Ấn độ vẫn duy trì thái độ này, họ chả theo Mỹ cũng chả theo Nga. Phản hồi về đề xuất cấm vận dầu lửa Nga, Ngoại trưởng Ấn độ nói rằng họ phải lo cho 1.4 tỷ dân, và không có nghĩa vụ đạo đức với bất kì ai cả.

Tổng thống Johnson khiến việc viện trợ lương thực tới Ấn độ trở nên không chắc chắn, và dân số của quốc gia đông dân này luôn chực chờ trong tình trạng chết đói. Ấn độ buộc phải tự tìm cách thay đổi vận mệnh cho mình. Milton Friedman, nhà kinh tế học lý thuyết hàng đầu, khuyên Ấn độ nên phá giá đồng tiền. Hàng thập niên giữ đồng tiền cao hơn giá trị cơ bản, Ấn độ coi việc phá giá đồng tiền là một đòn vào sự tự hào quốc gia.

Cuối cùng, những gì còn lại chỉ là lịch sử. Năm 1966, Ấn độ đã phá giá đồng rupee với biên độ 36.5%, từ 4.76 rupees đổi một dollar lên 7.5 rupees. Tỷ giá chợ đen, tuy thế, vẫn ở mức 12 rupees ăn một dollar. Ấn độ phá giá thêm một số lần. Vào năm 1991, dự trữ ngoại hối chỉ còn ba tuần nhập khẩu. Sau những lần phá giá không chính thức trước đây, cùng năm Ấn Độ phá giá từ 21 lên 23 rupees ăn một dollar. Rồi 26 rupees. Cuối cùng, Ấn độ đã thả nổi đồng rupees.

Có một vấn đề: dường như những người Ấn độ có vẻ khắt khe và bi quan hơn với đất nước họ hơn là một nhà quan sát từ bên ngoài. Nhiều người Anh cũng vậy. Có vẻ những người gắn bó lâu dài hơn với Ấn độ có xu hướng bi quan hơn. Có thể nhiều thập kỉ hi vọng và thất vọng đã để lại tâm trạng này. Tác giả Ashoka Mody vẽ bức tranh về Ấn độ nhiều hơn về phê phán, nhưng thiếu những context cần thiết. Trong nhiều khía cạnh, có vẻ như tác giả không fair. Chẳng hạn, từ tỉ lệ giáo dục phổ cập rất thấp và đi sau các quốc gia châu Á, cũng như những kẻ đến sau như Việt Nam, Ấn độ đã làm gì để tăng tỉ lệ này lên mức cao hiện tại 2023? Ví dụ khác, Ấn độ đã làm gì để dự trữ ngoại hối tăng từ mức $1.9bn vào tháng Ba 1945 (xuống $1.4bn vào tháng Ba 1957) vào những năm 50-60s, hay ba tuần nhập khẩu vào năm 1991 lên mức $145bn vào 2006. Tác giả cũng không bàn luận chi tiết về cuộc cải cách năm 1991.

Cuộc cải cách năm 1991 có lẽ là rất quan trọng. Có vẻ các vấn đề về chính sách ngoại thương, trong đó vấn đề tỷ giá, hỗ trợ xuất khẩu (export subsidies), kiểm soát nhập khẩu được điều chỉnh. Trong vòng bảy tháng từ July 1991 tới Feb 1992, Sensex tăng gấp đôi lên 2800. Sau ngân sách lần thứ hai của Singh được công bố, đến tháng Tư 1992, Sensex tiếp tục tăng dựng đứng lên 4500.

Phần cuối cùng của cuốn sách, tác giả không phân tích những gì Ấn độ đang làm đúng. Kể từ sau GFC đến hết 2022, tốc độ tăng trưởng của Ấn độ là tương đương với Việt Nam, một quốc gia được tác giả khen ngợi hết lời. Vậy Ấn độ làm đúng những gì – điều này không được thảo luận. Đây là một niềm tiếc nuối lớn nhất của tôi khi đọc cuốn sách này.