Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi học MBA ở West Point) (12)
Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi học MBA ở West Point) (12)

Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi học MBA ở West Point) (12)

04-09-2015 07:41 PM

Và một nửa bầu trời đã sang thu. 

Khi tôi bắt đầu viết những dòng này, đồng hồ chỉ 6:10am, thế mà nhìn ra ngoài trời vẫn còn tối lắm. Hôm qua, khi tôi trằn trọc từ hai giờ sáng vì bị jetlag, lúc đấy cũng chả hiểu sao chỗ này bị mất điện – có lẽ do cái community này nó sửa sang điện đóm gì đó vào buổi đêm – đèn của khu bị tắt nên tôi thấy trời đen thẫm. Lúc đấy lẽ ra phải mặc một cái áo khoác mỏng ra ngoài ngó xem có bầu trời sao nào không mới phải, nghĩ lại lại thấy mình quên béng mất rằng đấy là một điều phải làm ở đất Mỹ. Mùa đông đi chơi ở một cái National Park nào đấy thì buổi đêm trời lại quá lạnh, không hợp lý lắm để ngắm sao trời. Mùa đông năm ngoái, có một đêm dở hơi tôi mặc quần áo trong nhà, khoác thêm cái áo khoác, vác rác ra đổ cách nhà chừng 50m, tổng cộng thời gian đi bộ cả đi lẫn về chưa đến 5p mà hắt xì hơi tóe khói cả. 

Chả bù cho mùa hè, tầm 5h thì trời đã hừng sáng và 5 rưỡi thì mặt trời đã chói chang rồi. Thế là trời cũng đã chớm thu rồi, lớp học lại bắt đầu. 

Hôm đầu tiên đi học chính là ngày 9/2, traffic kinh lắm, đi đâu cũng thấy sinh viên đường phố rất đông vui náo nhiệt. Nhiệt độ hôm đó là 82 độ, nghĩa là đi bộ cũng tương đối nóng. Tôi phải chạy qua hết tòa nhà nọ tới tòa nhà kia. Tôi phải chạy sang cái tòa nhà mà tôi làm TA ở đấy – ở đây lại nói tiếp chuyện TA. Năm ngoài tôi phải ngồi trong phòng Financial Lab, nhiệm vụ rất là nhàn hạ. Cơ bản tôi chả phải làm gì trong cái lab đấy, bọn sinh viên đến nếu có hỏi gì, cần cái data nào đấy thì tôi ra chỉ cho chúng nó. Nếu chúng nó hỏi cái gì khoai quá thì tôi bảo là tao đe’o biết, nhưng tao nghĩ là mày nên tìm ở đây ở kia. Ngoài việc đấy ra, tôi có thể lôi sách vở của mình ra tự học, hoặc vào những đợt rỗi rãi không có nhiều bài tập, tôi có thể lôi Clash of Clans ra farm vài trận. Mấy thằng sinh viên năm hai bảo là đây là một công việc tuyệt vời nhất, cơ bản như kiểu mình được trả tiền để làm bài tập 😐 Năm nay tôi phải làm TA cho môn Financial Modeling, thật là một trời một vực. Bạn được 4.0 môn này là một chuyện, việc làm bài tập bà giáo đưa, giải case, làm project, cuối kì thi final là một chuyện. Chuyện giải đáp một loạt thắc mắc của bọn sinh viên đủ thứ hầm bà lằng lại là một chuyện rất khác. Chưa kể lịch làm TA tứ lung tung cả. Chưa kể tôi phải đi bộ từ tòa nhà này sang nhà khác nữa. 

Năm ngoái, tức là khi học năm thứ nhất, tôi nói chiện với mấy thanh niên trẻ học năm hai, bọn họ bảo họ học hành nhàn nhã lắm. Ví dụ tôi phải luyện interview chả hạn, phải hẹn gặp mấy thanh niên này trước khi gặp mấy đồng chí Career Services, thì họ bảo ờ tao rảnh lắm, mày cứ gửi cho tao một cái invite trên Outlook nếu thấy tao trống thời gian là ok. Trước khi đến Mỹ, tính năng này trên Outlook tôi cóc biết, một phần có lẽ làm việc ở nhà thì siêu siêu nhàn, không phải sắp xếp lịch ghê gớm như ở bển. Kì mùa thu năm nay (2015), tôi chỉ lấy 12.5 credits. Kỳ mùa thu năm ngoái, ở cái năm học bắt buộc mà chúng nó gọi là core, tôi có 17 credits, (và 16.5 credits vào mùa xuân), thở cũng không thở nổi. 

Trước khi viết tiếp một đoạn rất phản động tiếp sau, tôi phải khen ngợi người khác đôi chút cái đã. Đại khái là khoảng những năm 90s đổ về sau này, ngành manufacturing của Mỹ bị toi đặc chết sặc hết, business nhảy hết ra ngoài sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hết (à, để rồi bọn sản xuất lặt vặt của Hàn Quốc Đài Loan thì lại vác mặt đến Việt Nam). Nhưng những năm trở lại đây, ngành manufacturing của Mỹ lại lấy lại sức cạnh tranh và shops lại lục tục mở lại tại Mỹ. Một trong những lý do là các doanh nghiệp đã kết hợp các công nghệ mới với việc sắp xếp lại quy trình sản xuất để tăng tính hiệu quả. Cái này là đặc sản của bọn Supply Chain, chúng nó có thuật ngữ bỏ mẹ gì để gọi việc này, (optimization ??), tôi cóc biết. Nhờ tối ưu hóa được quy trình sản xuất, mỗi nơi một tí, mỗi chỗ một xíu thế là cả hệ thống khổng lồ của chúng nó có năng suất cao hơn, chi phí giảm đi. Có một bài báo tôi phải đọc đại khái than phiền là mặc dù manufacturing quay trở lại Mỹ, tạo ra sản lượng lớn hơn nhưng trên thực tế số công ăn việc làm được tạo ra trong ngành không tăng như kì vọng, thì đó là kết quả việc gia tăng tính hiệu quả trong quy trình sản xuất. 

Ngoài ngành sản xuất, những lĩnh vực khác cũng có được sự thay đổi ngoạn mục như ngành bán lẻ. 
Ví dụ, khi các bạn xem cái này:
https://www.youtube.com/watch?v=quWFjS3Ci7A
thì các bạn có thể thấy tại sao amazon có thể đáp ứng được hàng triệu đơn hàng với đủ chủng loại sản phẩm cho hàng triệu người đủ mọi nơi trên đất Mỹ với một số lượng người làm việc tối thiểu. À, tất nhiên, amazon không chịu cảnh một lô xích xông các đoàn thanh tra thỉnh thoảng tới gõ cửa để nhận phong bì, một đặc sản của Việt Nam 😉 

Gần đây các thanh niên đến từ các trang trại gà của Việt Nam (gọi là trang trại gà cho nó oách chứ có lẽ nên gọi là các chuồng gà, nếu nhìn từ cái nhìn Mỹ) than phiền về việc gà Mỹ sao có giá rẻ thế. Ngoài gà, còn bò nữa. Chắc là ngoài gà và bò còn nhiều thứ khác nữa, lợn chả hạn :3 Nếu còn kiểu một thanh niên đi sau đít năm con bò như chuyện thường xuyên bắt gặp thấy ở nông thôn Việt Nam, hay từng người đi vẩy thức ăn cho từng chuồng gà thì cách duy nhất để ngành chăn nuôi ở Việt Nam còn tồn tại được là xin chính phủ, ở đây là bộ Tài chén, áp thuế nhập khẩu 200% lên các mặt hàng chăn nuôi đến từ nước ngoài, sau đó áp tiếp thuế tiêu thụ đặc biệt 500% nữa. Tôi ngờ là đến lúc nào đó, ngần này mức thuế vẫn còn chưa đủ, chúng ta còn nên dựng tiếp hàng rào kỹ thuật khác nữa.

Nói thế để đánh giá cao vai trò của các ngành nghiên kíu như Supply Chain (SCM) đến tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ và chỉ có thằng mù mới không nhận ra vai trò của cái đống SCM này với việc cải thiện bottom line. 

Nhưng về cơ bản, SCM vẫn là việc tìm tòi nghiên cứu để đưa cái bàn từ chỗ A tới chỗ Z, có thể sau một hồi nó không còn là cái bàn nữa, mà nó là một cái bàn phẩy chả hạn. Thề với các bạn, không có gì chán hơn việc đấy. Hơn cả thế nữa, bọn nó nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ rất kì khôi. Như trong mấy lớp kì cục này giáo sư vẫn thường hỏi, “nào anh Sulutakamantrahahaha cho tôi biết, business process là cái lìn gì thế?” Thanh niên Sulutakhamantrahahaha đấy sẽ nhanh như điện giật trả lời rằng “A business process is a sequence of activities that are performed in organizations to accomplish specific goals.” Giáo sư sẽ nói, “thật là vãi lìn, anh giỏi quá”, còn tôi thì bên ngoài há cả mồm vì sao người ta có thể nhớ được cái thứ định nghĩa lùng bùng đấy bên trong thì nghĩ chết bỏ mẹ rồi, sau khi ông ấy hỏi process là cái gì vớ vỉn ông ấy lại cold call gọi mình hỏi một cái gì đấy tương tự thì đúng là sẽ mặt đỏ tía tai không biết nói gì hết. 

Thành ra tôi rất là không thoải mái khi ngồi trong lớp SCM. Cứ mỗi khi vào lớp, tôi toàn phải cố gắng để phát biểu một cái gì đấy vớ vẩn vào đầu buổi, để ông ấy nhớ mặt là à thằng này nó vừa nói lúc nãy xong rồi thì thôi không gọi nó nữa, cái con A này ngồi im cả buổi, để mình gọi nó xem sao. Ngoài môn SCM, tôi còn có rất nhiều môn tuyệt vời tương tự, môn Marketing, môn HR, toàn những môn hay ho cả. Ví dụ như ông giáo Marketing sẽ hỏi, bọn ABC này đưa ra sản phẩm A này ở Portland, chúng nó thực hiện thế này thế kia. Thế là bọn Mỹ sẽ ồ lên còn mình thì sẽ chả hiểu ra sao cả. Hỏi mấy đứa trong team thì chúng nó sẽ trả lời “Ồ ôi, mày đeo’ biết đâu, bọn Portland chúng nó weird lắm.” Được chúng nó trả lời xong, mình lại chả hiểu weird là như thế nào, vì mình đã kịp quen thế nào là bình thường ở Mỹ đâu mà biết thế nào là weird 😐