One Up On Wall Street – Peter Lynch
One Up On Wall Street – Peter Lynch

One Up On Wall Street – Peter Lynch

Có rất nhiều sách tài chính classics nằm trong danh sách sẽ đọc (rất nhiều), hoặc đang đọc (khoảng 50 quyển) của tôi. Trong số các sách tài chính thuộc nhóm này một số cuốn mang tính lịch sử về một thời kỳ nào đó, như kiểu Den of Thieves, The Predators’ Ball. Cuốn One Up On Wall Street, đáng tiếc, chẳng nằm trong danh sách nào trong hai mục đó, chẳng thực sự nằm trong danh sách sẽ đọc, hoặc đang đọc.

Tôi vẫn biết đây là một quyển sách viết về đầu tư giành cho các nhà đầu tư cá nhân của Peter Lynch. Một số triết lý của ông đựơc biết đến rộng rãi, kiểu như những món đồ tiêu dùng khi bạn đi siêu thị có thể là của các công ty tiềm năng xứng đáng được đầu tư. Tuy nhiên, những quyển sách đầu tư phổ thông dạng self-help này không thực sự được tôi quan tâm, mặc dù tôi đã đọc vài quyển kiểu như này, dạng như “The Little Book that Beats the Market” (which is a very great, and simple book).

Cho tới khi một đồng nghiệp của tôi, khi nghe tôi điểm tên sách với một đồng nghiệp khác, nói rằng ông ấy đã đọc quyển One Up Upon Wall Street vài lần, thì tôi nghĩ vậy cũng nên đọc xem sao.


CAPITAL FOR RETIREMENT

Quả là một cuốn sách thú vị, Peter Lynch viết nó rất trào phúng làm tôi thỉnh thoảng vừa đọc vừa phì cười. Nhưng bỏ qua những cơn phì cười vô duyên của tôi, sau đây là những điều đáng chú ý:

  1. Peter Lynch quản lý một quỹ tên là Fidelity Magellan. Sau vài chục năm, ông nghỉ việc và trở thành một nhà đầu tư cá nhân.

Điều này tương đối resonate với những ý định của tôi: làm việc một thời gian, tích lũy một lượng vốn vừa phải, và nghỉ việc để tự đầu tư cho danh mục của cá nhân và gia đình. Nếu có điều gì làm tôi chưa đến được điều này thì đó là do cá nhân chưa tích lũy đủ số vốn cần thiết.

Tôi bắt hợp một trường hợp tương tự khi nghiên cứu một cổ phiếu hiện trong danh mục của gia đình: Bia Sài Gòn Miền Tây (WSB:UPCom). Khi tôi tìm hiểu về cổ đông của công ty này, tên một nhà đầu tư cá nhân nước ngoài hiện ra, Robert Alexander Stone. Hóa ra ông này có một triết lý đầu tư value-oriented khá giống với những gì tôi nhìn cổ phiếu (thực ra có thể nói tôi thuộc dạng multi-strategy, kiểu gì cũng chiến hơn là chỉ thuần túy value). Anh Bob này làm việc trong ngành Oil & Gas một thời gian, việc rảnh quá nên ảnh đi nghiên cứu cổ phiếu. Từ một tay mơ, anh này lại đầu tư giỏi mới chết, và sau một thời gian đầu tư với lợi suất hàng năm khoảng 20%-30% thì thu nhập từ cổ phiếu của anh ấy lớn hơn thu nhập từ lương. Thêm một thời gian nữa để yên tâm hơn với khả năng đầu tư cổ phiếu, anh nghỉ việc và đi đầu tư vào các công ty mà anh ta thấy giá thấp hơn giá trị thực của công ty.

Khi đó tôi chưa biết ông Peter Lynch này là ai, nhưng với anh bạn Robert Stone nói trên, tôi cứ nhớ mãi về điểm mấu chốt là thu nhập từ đầu tư lớn hơn thu nhập từ làm việc chính. So với trường hợp của tôi thì thu nhập từ cổ phiếu của tôi lớn hơn thu nhập từ lương gấp nhiều lần-mỗi năm tôi cứ nhân đôi tài khoản, thậm chí hơn, thì thu nhập nào bù cho lại. That being said, thu nhập từ lương, và việc đưa số tiền tiết kiệm được từ lương này vào vốn đầu tư, vẫn chiếm một tỉ trọng dáng kể so với vốn tích lũy.

Tôi không biết một tỉ lệ hợp lý là bao nhiêu giữa mức lương (hoặc tốt hơn là mức tiết kiệm hàng năm) so với mức thu nhập từ cổ phiếu (hoặc so với tổng vốn đầu tư) thì một người như tôi nên nghỉ việc quách để tự đầu tư cho bản thân. Giả dụ một người có mức thu nhập từ lương hàng năm là 1 tỷ, người này chưa nên nghỉ việc nếu chỉ có vốn đầu tư 5 tỷ. Tỷ lệ giữa lương và vốn đầu tư là 20% (=1/5). Lợi suất 20% là hoàn toàn có thể đạt đựoc hàng năm, nhưng nó phải dư ra để bù đắp được những rủi ro. Tôi nghĩ tỷ lệ hợp lý hơn có lẽ là khoảng 5%, tức là nên nghỉ việc nếu mức lương là 1 tỷ so với mức vốn đầu tư 20 tỷ. Bạn cứ giả định một năm kiếm được 20%, ba năm thị trường thất bát, chả kiếm được xu nào, sau đó bạn giả định thêm lạm phát trượt giá. Tôi cho rằng tỉ lệ 1/20 là hợp lý.


IDEA GENERATING

Một điều Peter Lynch nhấn mạnh là hãy quan sát các sản phẩm quanh mình. Vào những năm 1990s, khi các sản phẩm của Microsoft bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, hãy nhận ra nó khi các máy tính mà bạn thấy quanh mình đều cài đặt Windows. Nếu bạn ở trong trường đại học, bạn khó để không nhận thấy hệ thống máy tính phải dùng các thiết bị network adapter của Cisco.

Câu trả lời cho các ý tưởng đầu tư (kiểu như: nên mua cổ phiếu nào?) nằm ở xung quanh bạn.

Ở đây Peter Lynch đề cập đến một vòng xoay kinh điển của việc đầu tư cổ phiếu bằng một giọng rất buồn cười. Vợ ổng hay đi mua sắm ở một cửa hàng tên là Limited. Ở một đất nước rộng lớn vĩ đại như Mỹ thì chuyện một cửa hàng có một số khách hàng thường xuyên là chuyện bình thường – có một tỉ các cửa hàng như thế, của hàng tỉ các công ty bé tẹo mà số phận của chúng là sớm nở tối tàn. Nhưng Limited làm ăn khá tốt, và nó mở rộng lên vài chục cửa hàng. Chả có analyst nào cover cổ phiếu của Limited cả, vì làm sao mà nó đấu được với Walmart, với K-mart cơ chứ, sớm muộn cũng chết vì cạnh tranh. Vì thế bạn cũng chả bao giờ biết đến cổ phiếu Limited này, trong khi vợ bạn vẫn mua sắm ở đó.

Nhưng công ty bán hàng rất tốt, offering đa dạng và giá lại rất hợp lý. Vì nó tốt thế nên nó có nhiều khách hàng. Thế là Limited tăng lên thêm vài trăm cửa hàng so với con số vài chục trước đó. Để công ty có thể mở rộng như thế, chắc chắn nó phải cần vốn, thế là một số IB firm nhảy vào, và tất nhiên analyst của IB đó phải khen cổ phiếu công ty Limited này ngất trời. Đến lúc này thì một số analyst bắt đầu chú ý. Sau khi có tiền, công ty này mở rộng hơn nữa. Tăng trưởng được doanh thu và lợi nhuận, từ vài analysts cover, cổ phiếu này có đến vài chục analysts cover nó. Bây giờ bạn mới nhận ra tiềm năng bao la của một công ty tốt như này. Tất nhiên bạn chả thể làm gì khác là mua cổ phiếu Limited này thôi.

Bạn hỏi vợ bạn đi chợ ở đâu, sao không mua ở Limited nữa? Vợ bảo bán mắc như quỷ, ai mà thèm mua. Để đối chọi với áp lực tăng trưởng lợi nhuận, công ty ngoài chuyện tìm cách cut cost, optimize quy trình, thì còn tìm cách tăng giá để thúc đẩy profit margin. Nhưng bạn không thể chuyển giá sang người mua được mãi, sớm muộn cũng có nhiều khách hàng nản lòng. Và thế là doanh thu của Limited bắt đầu sụp giảm. Khi vợ bạn không còn mua ở Limited nữa, đó là một dấu hiệu bạn nên nhận ra.


TAX IMPLICATIONS FOR MAXIMIZING SHAREHOLDERS’ VALUE

Mr. Lynch bàn tới thực tiễn trả cổ tức của các công ty tại Mỹ. Ông nói rằng trước đây, việc một công ty mature trả cổ tức, và tăng mức trả này theo các năm là dấu hiệu cho thấy công ty đang ăn nên làm ra (prosperity). Ngược lại, việc các công ty cắt cổ tức là dấu hiệu các công ty này đang gặp vấn đề. Ở đây Peter nói đến việc trả cổ tức của các công ty trưởng thành, những công ty này không còn khả năng tăng trưởng nhanh. Nếu chúng ta nói về các công ty trong vòng đời sớm hơn, việc không trả cổ tức để đầu tư cho tăng trưởng là dấu hiệu tốt. Đối với một công ty ở giai đoạn trưởng thành (mature), định giá của công ty dựa phần nhiều vào dòng cổ tức. Nếu công ty giảm mức cổ tức trả, định giá của công ty sẽ giảm mạnh – tương ứng với giá trị thị trường của công ty sụt giảm.

Đó là về quá khứ, tác giả bàn thảo về việc chính sách cổ tức của công ty đã thay đổi theo chính sách thuế của chính phủ. Công ty Mỹ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó, khi phần thu nhập này được trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức, cổ tức này lại bị đánh thuế lần nữa. Có nghĩa rằng, dòng cổ tức của cổ đông bị đánh thuế hai lần. Để tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, các công ty Mỹ thay vì trả cổ tức, chuyển sang một dạng distribution khác cho cổ đông, đó là buyback.

Từ phân tích này của Peter Lynch, chúng ta thử đối chiếu với những gì diễn ra tại thị trường Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đánh thuế thu nhập doanh nghiệp phổ biến ở mức 20% đối với lợi nhuận. Sau đó, một phần của lợi nhuận này được trả lại cho shareholders dưới dạng cổ tức, dòng tiền này sẽ bị đánh thuế 5%.

Theo như gợi ý của Peter Lynch, các công ty Việt Nam hoàn toàn có thể tránh mức thuế cổ tức 5% cho cổ đông bằng cách phân phối lợi nhuận cho cổ đông bằng hình thức buyback – các nhà đầu tư giao dịch chỉ phải chịu mức thuế suất 0.1% (và mức phí môi giới phổ biến ở khoảng 0.1%-0.2% tùy công ty chứng khoán.) Vì việc tối ưu hóa lợi ích của cổ đông chưa được các công ty Việt Nam chú ý lắm, ít công ty làm việc này.

Ở đây chúng ta thử tính một phép tính. Giả dụ công ty có lợi nhuận 100 tỷ, trên số cổ phiếu lưu hành là 100 cổ phiếu. Giá trị thị trường của công ty là 1000 tỷ, tương ứng với 10 lần earnings (PER=10x). Công ty có thể phân phối lợi nhuận 50 tỷ cho cổ đông, hoặc theo hình thức trả cổ tức, hoặc theo hình thức buyback. Nếu trả cổ tức, yield sẽ là 5% (=50/1000). Giả sử buyback không làm giá trị thị trường của công ty thay đổi ngay lập tức, số cổ phiếu lưu hành của công ty còn lại sẽ là 95 cổ phiếu. Lợi nhuận của công ty tính trên đầu cổ phiếu (EPS) sẽ thay đổi tăng thêm (100/95)/(100/100)-1=5.26%. Do EPS tăng 5.26%, giá cổ phiếu sẽ tăng ít nhất 5.26% để giữ mức multiple 10x như cũ.

(Một trong các lý do các công ty Việt Nam không buyback là số cổ phiếu này sẽ bị trừ thẳng vào vốn điều lệ. Ở đất nước này, khi làm ăn người ta hay tham chiếu vốn điều lệ của công ty. Nhìn chung khái niệm vốn điều lệ là một khái niệm khá vô nghĩa, nhưng nó có một điểm đáng lưu ý. Vốn điều lệ cơ bản là sticky hơn vốn chủ sở hữu, vốn bao gồm cả retained earnings. Do retained earnings có thể đựơc phân phối cho cổ đông dưới hình thức cổ tức, vốn chủ sở hữu có thể giảm. Tuy nhiên, người ta có thể phản biện rằng vốn điều lệ của công ty cũng hoàn toàn có thể bị suy giảm tương tự, nếu công ty chọn cách buyback. Do đó, về cơ bản việc dùng khái niệm vốn điều lệ để xem năng lực của đối tác là khái niệm cổ lỗ sỹ tại đất nước này.)


PROFESSIONAL INVESTORS AS AN OXYMORON

Giống như các oxymorons khác, như honest policians, professional investors thật ra không có gì đáng được tôn trọng lắm. Các quyết định của họ chắc chắn không phải là smart, và do đó có lẽ họ không nên được đại diện cho thứ gọi là smart money. Trong khi có đầy đủ các lý do để tôi đồng ý với ý kiến này, ví dụ như các vấn đề mang tính conflicting interest kinh điển như agency problem, không thể đầu tư vào small caps vân vân, theo Lynch vấn đề đến thêm từ các yếu tố khác.

Wall Street biết chậm hơn về các biến chuyển của công ty, cho đến khi các biến chuyển này đã được hiện thực hóa lên thành các con số tài chính. Thậm chí khi đã có các biến chuyển về các con số tài chính, Wall Street vẫn còn biết chậm. Luôn luôn có các câu hỏi như “các biến chuyển này có sticky ở đó hay không, hay chỉ là tạm thời?” Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân có thể cảm nhận rõ hơn về sản phẩm, về chất lựơng dịch vụ của một công ty. Nếu như bạn thấy Dunkin’ Donuts mở thêm tám cửa hàng đông nghẹt quanh khu vực bạn, thì còn nghi ngờ gì về khả năng tăng trưởng của công ty? Tất nhiên, tôi không thể đồng ý hoàn toàn với Lynch về vấn đề này. Luôn luôn có balance giữa các yếu tố mang tính định tính, với định lượng. Công việc của analyst luôn luôn nhìn trên một dataset diện rộng, hơn chỉ là tóm lấy ngẫu nhiên một vài sample, điều mà individual investors gặp phải, do vấn đề về nguồn lực. Những câu hỏi về chuyện những biến chuyển đang thấy là sustainable, hay từ các yếu tố tạm thời nào khác, do đối thủ, do thị trường, do mùa vụ, và do đó các yếu tố này chỉ là noise? Tôi cho rằng sẽ không có một câu trả lời nhất quán cho vấn đề này. Sẽ có một balance nào đó, và tôi không cho rằng individual investors có lợi thế hơn các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp về vấn đề này.

Peter Lynch nói một điều làm tôi phì cười, rằng có một quy tắc trên Wall Street rằng, nếu bạn không hiểu cái gì, hãy đặt vốn liếng tiết kiệm vào đó. Do đó, thay vì mua những cửa hàng cửa hiệu dễ hiểu, dễ theo dõi, analysts thường hay gọi mua những cổ phiếu bí kíp công nghệ gì đó mà bố ai hiểu là đâu với đâu. Ô hay, tôi nghĩ điều này đúng với chắc là hầu như toàn bộ startups của Việt Nam. Chắc chắn còn lâu tôi mới bỏ tiền vào startup A nào. Bạn không chỉ cần phải hiểu startup A, bạn cần phải hiểu Startup B, C, từ đó bạn có cảm nhận về cả một môi trường lúc nhúc mà hội nào hoạt động. Tôi nghĩ hiểu biết của investors về chuyện này là nil, còn insiders có đôi chút insights, nhưng nếu tôi quẳng cho họ một cái list đâu đó khoảng 100 câu hỏi tôi cần biết khi nhìn một công ty, chắc chắc những insiders này sẽ trả lời thiếu nhiều lắm.

Vì chúng ta thường hay thích đầu tư vào những gì mà chúng ta không hiểu, nên Peter Lynch đầu tư vào một công ty công nghệ quái quỷ nào đó, mà quên mất rằng thằng đối thủ trong ngành tài chính của mình là một tay rất đáng gờm, và do đó dễ hiểu ông Lynch đã hoàn toàn bị miss khi giá cổ phiếu của nó đi lên. Đơn giản là vì Peter Lynch đang mải nắm giữ cổ phiếu công nghệ của công ty sản xuất ra cái sản phẩm cờ-lu-tơ-xông nào đó, một sản phẩm mà bố ai hiểu đựơc là cái gì. Anh bác sỹ không đi đầu tư vào công ty dược, nhưng lại đầu tư vào ngành dầu khí, còn oilmen lại thích đi mua công ty nha khoa, đại loại vậy. (Cái này Warren Buffett hay gọi về vấn đề area of competency.)

Tất nhiên, không phải ai cũng là professional oxymorons nên ông Lynch dành sự trân trọng đối với một số nhà đầu tư, như Max Heine ở Mutual Shares fund, Michael Price, John Neff, vân vân.

Các vấn đề khác về điểm yếu của professional investors được Lynch đề cập, ví dụ như mua các cổ phiếu “an toàn” như IMB, Xerox vì đây là những công ty tốt, và hầu như danh mục của các tổ chức nào cũng có. Đây có lẽ là một phần của vấn đề agency problem. Một cổ phiếu tốt khác hoàn toàn với một công ty tốt, nên cho dù có lẽ VNM là một công ty tốt, còn lâu nó mới là một cổ phiếu tốt. Hiện tại, tháng 8/2021, VNM đang trade ở đâu đấy 18-20x earning TTM, thì còn lâu nó mới là cổ phiếu tốt. Với khả năng tăng trưởng chậm của matured firm này, nếu giá cổ phiếu giảm khoảng một nửa, từ mức khoảng 90 xuống khoảng 45-50 để có mức multiple khoảng 8-10x earning thì mới có thể đựơc coi là hấp dẫn, all else equal.

Do vấn đề agency problem này, fund manager sẽ rất khó khăn khi phải chọn các cổ phiếu có tiềm năng tốt, nhưng lại rủi ro hơn. Lynch lấy ví dụ về cổ phiếu của công ty cực kỳ boring là Seven Oaks, chuyên xử lý các promo coupons cho các retailers, mua ở giá $10, nhưng bị giảm giá xuống còn $6 (40% decline). Thế là fund manager trong suốt buổi họp phải defend về việc giữ một cổ phiếu bị giảm giá 40%, và thế là anh ta thề rằng trong suốt cuộc đời mình sẽ không bao giờ mua cổ phiếu như thế nữa. Tất nhiên không đáng ngạc nhiên trong ví dụ của Peter Lynch, giá cổ phiếu Seven Oaks sẽ tăng lên mức 70-80 trong tương lai độ vài năm sau. Ở đây chúng ta lưu ý rằng Peter Lynch là một nhà đầu tư tăng trưởng, không phải một value investor, do đó ông thoải mái chấp nhận những bất định của cổ phiếu trong danh mục hơn những nhà đầu tư có gu lựa cổ phiếu khác, ví dụ như thận trọng hơn.

Peter Lynch dùng một so sánh rất hay để so sánh cổ phiếu và poker. Luôn luôn có yếu tố bất định trong việc phân tích đánh giá, và từ đó đầu tư cổ phiếu. Ai mà biết đựơc MWG trong hai năm nữa thế nào, mảng BHX của nó có hòa vốn hay không, hay là nó sẽ mãi mãi là một losing business, do đó có NPV nhỏ hơn zero? Nhưng, nếu như một expected value của nó (là tổng hòa các giá trị khả dĩ dựa trên các xác suất xảy ra biến cố khác nhau) cao hơn so với giá trị thị trường, đó là một good bet – ở đây tôi không nói tôi có cho rằng giá trị của BHX có được như thế hay không. Tôi chỉ đơn giản là không biết đủ về BHX, nên tôi chọn cách đầu tư khi thị trường đã rõ rồi. Nếu bạn nghĩ rằng đầu tư như vậy sẽ bỏ đi rất nhiều upside, thì bạn đã lầm. Thị trường ở Việt Nam khá là inefficient, khi những biến chuyển quan trọng của một công ty đã xảy ra rồi mà giá vẫn còn chưa nhận ra. Tôi có thể ra một tá các ví dụ, mà dễ nhận thấy là FPT vào năm 2017-2018, sau khi họ bán đi mảng bán buôn (Synnex) và bán lẻ (FRetail) không có nhiều triển vọng, và đến hàng vài quý sau giá cổ phiếu post-restructuring-FPT vẫn chưa thèm chạy, tạo ra cơ hội để mua được giá rẻ. Một ví dụ khác có thể sắp định hình là PNJ sau cơn đại dịch, mà tôi kì vọng rất nhiều vào nó, (nhưng vẫn luôn tiềm tàng các uncertainty về, ví dụ, balance sheet của người dùng bị tổn hại nặng sau này.)

Peter Lynch cho rằng cổ phiếu thường dễ được chấp nhận để đầu tư nhất tại thời điểm nó thực ra không đựơc như vậy. Cũng giống như các nhà đầu tư thường xuyên mua phải đỉnh, mua cổ phiếu tốt nhất khi có nhiều uncertain với nó, nhưng trên thực tế, dòng tiền sẽ đổ vào nhiều nhất khi triển vọng của cổ phiếu trở nên vững chắc. Ví dụ tại thị trường Việt Nam là HPG tại mức giá 55, khi market cap khoảng $11 tỷ đô. Lưu ý rằng tôi tránh nói về PER đối với các cổ phiếu cyclical commodity như HPG. Tại các mức giá cao, thị trường có nhiều lý do để tin vào các triển vọng tốt của công ty – cũng tương tự như các nhà đầu tư rót tiền nhiều nhất vào các mutual funds (money inflow cao nhất) khi thời điểm không thể đỉnh hơn, và ngựơc lại, rút tiền ra nhiều nhất (redemption) khi thị trường ở mức đáy. Tại mức định giá thị trường ở mức khoảng $11 tỷ đô của HPG, tôi không nói rằng cổ phiếu này không còn tăng đựơc nữa, nhưng cái odds của tôi không còn nhiều. Mua HPG giống như bạn nhặt bài pre-flop poker có đôi 10 trong tay, và bạn đòi all in với một bàn chơi có 5-6 người vậy, hên thì bạn ăn, xui thì bạn thua. Xác suất 50% thì thực ra cái expected return của bạn bằng zero.

Một người chơi poker, cũng giống như những người mua cổ phiếu, luôn luôn bị chi phối và bị nhầm lẫn do một yếu tố rất con người, là họ thường xuyên bị ấn tượng với những điều ít xảy ra. Những điều ít xảy ra nên nó khác thường, do đó rất dễ nhớ. Tôi luôn luôn nhớ một ván bài mà thằng bé Duy, vốn chắc chắn 99% thắng, thua ván bài với Tuấn Lê, khi cả hai đã all in và cửa thắng duy nhất của Tuấn Lê là ra một quân bài duy nhất để có full-house. Và cuối cùng fullhouse đã ra thật (và thế quái nào, Tuấn Lê lại thường xuyên gặp mấy tay bài kiểu vậy mới chết.) Bao nhiêu lần bạn nghe hàng xóm trúng đề? Nhiều phết. Nhưng tôi chả thấy ai đánh đề mà không bán nhà cả. Cái gì ít xảy ra nên nó mới gây ấn tượng sâu sắc. Tiếc rằng để đầu tư chứng khoán tốt, chúng ta không cần phải nổi trội. Tất nhiên mua HPG ở giá trị thị trường $12 tỷ đô thì còn tốt hơn nhiều mua FLC ở giá, ví dụ $1 triệu đô – oh you got my point 😉


CROWDED INVESTING OR HERD BEHAVIOR

Peter kể chuyện rằng ông nhận thấy chu kì của thị trường có bốn quãng thời gian, theo những gì ông thấy ở các buổi cocktail (hence the Cocktail Theory). Thời gian đầu, những người gặp ông hỏi ông làm nghề gì. Khi biết rằng ông là nhà đầu tư cổ phiếu, họ ồ, gật đầu lịch sự và chuồn sang gặp anh bác sỹ. Buổi cocktail trở thành buổi nói chuyện về dịch bệnh. Ở quãng thứ hai, khi giá cổ phiếu tăng nhúc nhích độ 10-15%, khi biết ông là nhà đầu tư, những người này sẽ nán lại đôi chút để nói rằng đầu tư cổ phiếu rất rủi ro, rất nhiều người đã mất nhà mất cửa vì nó. Sau đó, họ quay sang ông bác sỹ để nói chuyện về bệnh tật. Ở thời gian thứ ba, khi thị trường tăng độ 30% so với buổi cocktail trước, khi biết ông làm nghề chứng khoán, cả một đám đông bu quanh ông để hỏi về triển vọng thị trường, và nên mua cổ phiếu gì. Ở quãng thứ tư, có một đám đông bu quanh ông, nhưng ông bác sỹ lúc này không nói về bệnh tật, thay vào đó ông bác sỹ gợi ý có ba bốn mã cổ phiếu Peter Lynch nên mua. Oops, classic.


SỞ HỮU NHÀ

Peter Lynch nói về một điều mà tôi không biết. Nếu bạn mua nhà ở Mỹ bằng mortgage, tiền lãi phải trả của bạn là tax-deductible, do đó bạn đựơc hưởng tax-shield. Và theo như lời ông này, nếu bạn bán nhà để đổi lấy một căn tốt hơn, bạn không phải trả thuế lợi nhuận (ví dụ ngôi nhà bạn mua ban đầu $100k, bạn bán khi nó tăng lên $200k sau 15 năm sau để mua ngôi nhà có giá $500k, bạn sẽ không phải trả thuế của phần lợi nhuận $100k này (=$200k-$100k).

Một lợi điểm của việc sở hữu nhà là … tính kém thanh khoản của nó. Đúng là bạn phải vất vả lắm mới bán được nhà khi cần, nhưng đồng thời nó giúp bạn duy trì đựơc lợi nhuận kép. Không có ai phát giá cho bạn hàng ngày về căn nhà của bạn, bạn không bị rối trí bởi những biến động ngắn hạn. Do đó, theo Peter Lynch, thời gian sở hữu nhà trung bình của một cá nhân tại Mỹ là khoảng bảy năm, so với 87% toàn bộ số cổ phiếu niêm yết trên NYSE đựơc đổi chủ trong một năm, nên nhớ con số này của Peter Lynch vào lúc cuốn sách này được phát hành. Sau này, với Robinhood, và các app trading chứng khoán khác, con số về thời gian nắm giữ trung bình của cổ phiếu còn ngắn hơn.


GROWTH STOCKS

Peter Lynch đưa một ý rất đáng chú ý về đầu tư các growth stocks. All else equal, cổ phiếu tăng trưởng 20% có PER 20x tốt hơn nhiều so với cổ phiếu tăng trưởng lợi nhuận 10% có PER 10x.

Nếu earnings của công ty là $1 tỷ đô, công ty A có giá trị 20 tỷ, và B có giá trị 10 tỷ (chênh lệch 2 lần). Sau 10 năm, A có earning là $6.19 tỷ, trong khi B có earning là $2.59 tỷ. Do đó, nếu multiple giữ không đổi, A có giá trị thị trường là $123.8 tỷ, trong khi B chỉ có giá trị $26 tỷ (chênh lệch đâu đó 4.76 lần). Do đó, nên giữ công ty A hơn là công ty B.


ELSE:

Peter Lynch chia công ty thành các loại tăng trưởng nhanh chậm, asset play, etc. Những điều này không có gì mới, và không đáng chú ý.