Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (21)
Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (21)

Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (21)

28-11-2015 05:44 AM

Thanksgiving nên bus nghỉ hết, đường vắng tanh vắng ngắt. Trời đã ấm trở lại, nhưng không có mặt trời nên chả đẹp gì cả. Mọi thứ là một màn trắng nhờ nhờ, trông rất buồn tẻ. Tuyết đã tan gần hết, ngoại trừ đọng tại thành từng tảng lớn dưới những hàng cây, do không có nắng. 

Tôi đi bộ qua Rite Aid để mua đồ gì uống cho Thanksgiving. Bà giáo TA mời tôi với mấy đứa nữa tới nhà bà ăn tối. Bữa tối của Mỹ điển hình sẽ có gà tây (Turkey), thứ gà chán kinh khủng. Rite Aid thì không có nhiều đồ uống lắm, nhưng tất nhiên là so với các cửa hàng đồ uống khác ở đây thôi, chứ khu rượu cũng chiếm tới vài dãy dài, quá đủ cho một đứa không biết gì về rượu như tôi. Nhìn lên nhìn xuống, hoa cả mắt chả biết loại nào. Bọn uống rượu chúng nó cầu kì lắm. Đấy là hồi đi Napa Valley đi wine tasting thấy thế. 

Cuối cùng tôi quyết định chả mua vang. Tôi không muốn mang đển một thứ mà mình không biết, tôi mua một thùng Wheat Ale đến. Hồi ở Việt Nam cứ nghĩ bia có nghĩa là …bia, sau này sang đây mới biết thứ ở nhà vẫn uống chỉ là lager, và lager rất không phổ biến ở đây. Ale phổ biến hơn nhiều. Hồi hè về lại Việt Nam, uống cốc bia Hà Nội đầu tiên sau một năm ở đất Mỹ, chưng hửng ra nghĩ “bia biếc đe’o gì chán thế này, nhạt toẹt chả ra cái thể loại gì.” :3 

Đường đi vắng tanh vắng ngắt, cũng có xe chạy qua lại nhưng cơ bản như sáng mồng Một ở Hà Nội. Tự nhiên lại nhớ rằng nếu như ngày trước và bây giờ là sáng mồng Một, mình cùng ông bà già sẽ qua nhà bà ngoại. Tự nhiên cái không khí gợi lại đến những hình ảnh ở nhà. 

Ba năm về trước, tôi còn nghĩ rằng một khi linh giới phi thăng, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại Việt Nam. Tôi sau này hay tự hỏi tại sao điều đó lại xảy ra? Đã có lúc tôi tự trách bản thân mình ngu xuẩn, nhưng về sau này bình tâm lại, tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng mình không thể tính toán và đề phòng được những điều mình không biết rằng nó tồn tại, bất kể có thể rational đến mấy. There are known unknowns, but there are also unknown unknowns, you know. 

Có lúc tôi cười khẩy trong lòng khi có ai đó nói “Everything happens for a reason.” Bạn biết đấy, một bệnh nhân ung thư sẽ không bao giờ chấp nhận rằng mình sẽ chết, và chả ai chấp nhận được điều ngu xuẩn nếu bạn nói ra câu ấy. Xét cho cùng thì Chúa không quan tâm đến bạn như bạn nghĩ đâu. 

Xét cho cùng thì sự sống có nghĩa gì? Chẳng có nghĩa gì hết, chúng ta chỉ là hạt bụi ngẫu nhiên xuất hiện. Có thể chúng ta ở trong lòng một lỗ đen nào đó. Cũng có thể chúng ta chỉ là một chuỗi coding trong một chương trình máy tính của ai đó. Có thể những gì mà chúng ta coi là quá khứ, hiện tại, hay tương lai đã đồng thời xảy ra. Có thể cũng chả có quá khứ hay hiện tại và tương lai gì hết. Tất cả chỉ là ảo ảnh… 

Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu. 

********

Mua bia xong, về nhà tắm rửa một lúc thì Oliver đến. Oliver là con giai lớn của bà giáo, học năm cuối Computer Science. Bà giáo là người gốc châu Âu. Tôi hỏi nó rằng thế ở quê bà giáo người ta có tổ chức Thanksgiving không. Oliver giải thích rằng à, theo nó biết thì không. Thế còn UK? Nó bảo theo nó thì ở UK cũng không có Thanksgiving đâu. Thanksgiving là đặc sản của Mỹ, và một phần nào đó là của Canada nữa. 

Nó giải thích rằng hồi vài trăm năm trước, những người di cư, hậu duệ của Columbus đã đến Bắc Mỹ. Những người này đói khát, được những người thổ dân cưu mang nên sống sót và dần dần thống trị Bắc Mỹ, định hình thế giới như cách mà chúng ta đã biết. Ngày lễ Thanksgiving để biết ơn những gì gốc rễ như vậy, cảm ơn Thượng đế đã cho nhà cửa và thức ăn. Đấy là lý do tại sao ngày lễ này chỉ có ở Mỹ, và một phần Canada. 

Tôi đến thì con bé gì người Trung Quốc và bạn giai của nó đã đến rồi. Thằng cu ít tuổi hơn con bé, học ở một trường ở một thành phố gần đây nên chạy tới đón Thanksgiving với con bé. Con bé mang cơm rang mà nó tự làm. Tôi thì mang bia. Thằng Isaac cực kì mất lịch sự và không đến. Bạn biết đấy, rất khó xử khi mời và người kia từ chối. Do đó, bà giáo đã dạm hỏi từ trước trước rồi, để biết ý rằng người kia hầu như đã đồng ý và muốn tới thì gần Thanksgiving bà giáo mới mời chính thức lần nữa. Nhưng thằng Isaac không đến, lấy lý do là giúp một gia đình khác chuẩn bị Thanksgiving và ăn tối luôn ở đấy. 

Sau màn chào hỏi giới thiệu tên mà lúc sau suýt nữa thì tôi quên khuấy mất tên từng người (rất xấu hổ), tôi vào bếp phụ đồng chí chồng bà giáo Stewart rót bia. Mọi người vui vẻ uống bia tôi mang đến. Trong nhà có nhiều khung ảnh, thấy thế Stewart giới thiệu người này là ông người này là bà. Hóa ra thằng Oliver với thằng Simon cũng chưa nghe những chuyện này bao giờ. Người Mỹ rất độc lập, nên việc anh em trong nhà đến thăm cũng là một việc hiếm hoi, trọng đại chứ không phải cứ cậy mình là anh em ruột thì xồng xộc chạy tới như ở Việt Nam. 

Trước khi ăn, là đến màn cảm tạ. Cảm tạ trời đất may mắn được ăn uống các kiểu. Ông chồng bảo rằng ngày lễ ngày trong nhà chỉ có những người thân và những bạn bè thân thiết thôi. Chúng tôi người ngoại quốc không có tục lệ này nên không phải cảm tạ gì hết, mặc dù tôi đã chuẩn bị cảm tạ một số thứ hiu hiu liu tiu xiu. 

Đồ ăn ngon lắm, ngoại trừ có món gà tây mà tôi chọn cái cánh chiên ăn cứng suýt nữa thì gẫy răng. Món súp bí ngô hơi bị ngon, món khoai lang gì sền sệt cũng cực ngon. Nói chung bà giáo làm món gì cũng ngon cả, ngon lắm măm măm 😡

Chúng tôi vừa ăn vừa uống bia và kể chuyện. Bà giáo kể rằng hai người yêu nhau khoảng đâu 25-27 năm về trước. Hai người tranh luận một lúc là đã bao nhiêu lâu. À, hai mươi sáu năm, chính thức là thế. Thế rồi bữa tối đầu tiên bà giáo đến nhà ăn tối với gia đình bên ông này, bữa đấy hồi hộp lắm, mặc dù ông chồng đã nói với cả gia đình rằng có con bé người Bỉ, con bé này không nói được tiếng Anh đâu. Bạn biết đấy, trừ khi bạn đến Mỹ trước 10 tuổi, còn không thì tiếng Anh của bạn sẽ có điểm gì đấy rất kì cục. Mới đến Mỹ một hai năm thì đương nhiên được coi là tiếng Anh của người ngoại quốc. 

Bà giáo kể rằng bữa Thanksgiving đầu tiên với nhà anh em của ông này là một “tai họa”. Ông em của ông này mới sửa nhà, remodel, khoe với mọi người rằng mọi thứ hoàn hảo lắm. Bà giáo cùng người yêu mang gà Tây đến. Nhìn căn bếp lổng chổng những đinh với ván ghép còn đầy vương vãi, căn phòng này còn xa mới gọi là “hoàn hảo lắm”. Nhưng các bạn biết đấy, bọn Mỹ thì chúng nó cái khỉ gì cũng awesome, cũng perfect. Bà giáo cho gà tây vào lò, gà tây sẽ mất khoảng 4-5 tiếng để chín. Úi chà. Bếp không hoạt động. Thế là bà giáo phải tất tưởi lái xe mất 25 phút về nhà bố mẹ của người yêu để nấu tiếp, xong xuôi thì mang lại nhà đồng chí anh em. Thật là một tai họa. 

Sau bữa tối, chúng tôi chơi mấy trò như Gesture, bóng bàn. Bà giáo gợi ý chơi trò Monopoly nữa, nhưng trò này thì khéo phải mất hai ba tiếng nên cả lũ không chơi.

Sau khi chơi xong, tôi đi cùng hai đứa Trung Quốc về nhà. Tôi cứ tưởng thằng Oliver, vốn dĩ ở gần campus, sẽ ở lại nhà bố mẹ trong suốt kì lễ này. Hóa ra không, sau bữa tối này nó cũng về nốt. Mọi người ôm ấp nhau, cảm ơn nhau. Ông bố bà mẹ ôm thằng Oliver bảo lúc nào nó về nhà cũng được, không phải thông báo trước gì đâu.  Thế là về, về nhà shopping online nốt vậy.