Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (16)
Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (16)

Tiễn ngày vui hết tiễn thời xuân đi (hay là tôi đi West Point học MBA) (16)

20-09-2015 07:47 AM

Tôi mở hộp thư, thấy ngoài tờ Times có một phong bì nhỏ, của một bọn giặt giũ. Bọn này có HQ tít tận California. 

Trong một lần nhận được cái promotion nào đấy, tôi được offer bốn tờ báo, mỗi tờ một năm free hoàn toàn. Tôi chọn Fortune, Time, Rolling Stone, và Entrepreneur. Thế là người ta cứ đưa đều đặn đến. Hồi nhà tôi có việc phải về Hà Nội, ngoài báo còn một loạt quảng cáo nữa, người ta phát thư chật cả hộc tủ. Năm đầu tiên thì free, nhưng họ sẽ tự roll over cho năm sau, nên tôi bụng bảo dạ là tầm tháng Tư hay tháng Năm năm sau phải cancel, không thì bị tính tiền bốn tờ bảo bỏ mẹ.

Cuối cùng thì báo nhận tôi có bao giờ đọc đâu. Tôi có giở ra xem hình một vài thanh niên hát hò ở Rolling Stone nhưng cũng chả hơi sức đâu mà đọc. Ngoài báo chí, hộp thư liên tục nhận được các tờ rơi quảng cáo, coupon miễn phí nọ kia. Việc của chúng nó là nằm trong sọt rác. Tôi chả bao giờ bỏ thời gian ngó ngàng xem người ta offer gì cho mình. 

Tôi cho rằng ngoại trừ các ông bà già về hưu cả ngày chả có việc gì, thanh niên Mỹ đều là những người bận rộn. Chả ai quan tâm đến mấy cái tờ rơi vớ vỉn đấy cả. Cho nên việc cố gắng tiếp cận khách hàng bằng cách survey, gửi promotion qua mail là rất tốn kém và không hề hiệu quả. Các kênh tiếp cận hiệu quả hơn là internet, từ đây các công ty có thể nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng một cách chính xác hơn, dễ discriminate khách hàng hơn. Điều này giải thích cho sự thành công của các công ty như Google, hay cho sự nóng sốt trên thị trường lao động cho các thanh niên trẻ tốt nghiệp với các major như statistics, data analytics, etc. Ở Việt Nam thì hơi khác, bạn có thể thành công mà không cần phải sophisticated lắm. 

Nhưng hôm nay cái thư này tôi quan tâm hơn xíu vì nó reminds tôi tới một chuyện diễn ra cách đây cũng lâu lâu rồi. Hôm trước tôi giặt đồ. Giặt đồ thì không sao, nhưng giặt xong tôi thoải mái nhét vào máy sấy ở gần đó. Khoảng độ 2-3 tiếng sau, tôi thoải mái đi lấy đồ thì thấy đồ vẫn ướt. Hóa ra máy chả hoạt động gì cả. Lúc đấy đã đêm muộn rồi nên tôi không thể chuyển sang máy khác sấy đồ được nữa, đành collect về nhà.  Sáng hôm sau tôi chạy tới leasing office cự nự. Leasing office bảo không thể refund lại cho tôi được vì đó là dịch vụ của bên thứ ba. Tôi bảo bọn nó claim cho tôi. Thế là hôm nay tôi nhận được cái cheque này, trả lại cho tôi $1.25. 

Cái tính rõ ràng này tôi học được khi ở Mỹ. Có vẻ như các thanh niên ở Mỹ đều như vậy cả. Hồi đi West Coast vào winter break năm ngoái, chúng tôi chơi bời rất là vui. Chúng tôi đi ăn chơi lẩu liếc các thể loại, hiu hiu. Lần ấy, thế nào mà tôi lại ngồi giữa hai bàn. Mỗi bàn gọi đồ một khác nhau. Thế là ngoài tiêu chuẩn của bàn tôi, tôi có gắp đũa sang bàn bên cạnh mấy lần. Đến khi đi về, các bạn ấy charge tôi $8, cứ quy đầu người ra mà tính :3 

Tôi có đọc trên FB tâm sự của một bạn gái rằng từ khi ở Mỹ, bạn ấy đã học được cách tự quan tâm đến bản thân mình và tự đứng dậy. Một trong những cách để tự quan tâm đến mình là tự chịu trách nhiệm về tiền bạc.  Thế là hôm nay tôi nhận được cái cheque $1.25 gửi từ California. Tôi không thể giàu được vì $1.25, nhưng tôi cũng không thể nghèo đi nếu ai đó refund lại chính tiền của tôi một lần giặt đồ, tất nhiên.